Sổ tay người cao tuổi: Người cao tuổi cần kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường

Bệnh Đái tháo đường trong những năm gần đây đã trở thành căn bệnh phổ biến trên toàn cầu với số người mắc ngày càng gia tăng và tử vong cũng khá cao ở những người cao tuổi. Việt Nam là 10 quốc qua có tỷ lệ phát triển bệnh đái tháo đường nhanh nhất trong khu vực Châu Á. Điều đáng nói, ở nước ta đa phần những người mắc khi đến viện thì đều ở giai đoạn nặng, gây khó khăn cho việc điều trị cũng như phải chi phí rất tốn kém.

Phát hiện bị mắc bệnh tiểu đường cách đây 10 năm, ông Hùng cho biết, ban đầu, ông có triệu chứng đi tiểu nhiều, khát nước nhưng do chủ quan, nhiều lần không điều trị dẫn đến biến chứng suy gan, thận và loét bàn chân. 
   
Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, thống kê cho thấy số lượng bệnh nhân đến nhập viện điều trị bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng. Trung bình, mỗi ngày có từ 10 đến 20 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 phải nhập viện, trong đó phần lớn là người trên 60 tuổi, chiếm hơn 60%. Một số nguyên nhân thường thấy ở người cao tuổi khi mắc bệnh Đái tháo đường là có thói quen sử dụng đường, đồ uống có đường và ăn nhiều chất đạm trong thời gian dài.

Theo thống kê của Bộ Y tế, ở nước ta hiện nay có khoảng hơn 3,5 triệu người đang mắc đái tháo đường, hơn 55% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Tuy nhiên, qua một số cứu cho thấy ít nhất một nửa số người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường thậm chí không biết họ mắc bệnh.

Do đó, để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường và tránh gặp những biến chứng, người cao cần tuân thủ điều trị theo lời khuyên của bác sĩ. Đặc biệt cần thực hiện khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi chỉ số đường huyết cũng như dự phòng về những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Tiến Dũng -

Minh Công -

Khánh Hoàng