Phim tài liệu: Hà Nội quyết liệt chữa bệnh "sợ trách nhiệm"

Cách đây 50 năm, vào tháng 11 năm 1973, khi còn là một biên tập viên của Tạp chí Cộng sản, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với bút danh “Người xây dựng” đã có bài viết “Bệnh Sợ trách nhiệm” đăng trên chuyên mục “Sinh hoạt tư tưởng” của Tạp chí. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại bối cảnh hiện nay, chúng ta vẫn có thể nhận thấy rõ bài viết này vẫn còn nguyên tính thời sự và giá trị thực tiễn.

Người sợ trách nhiệm khi đó được tác giả bài viết nhìn nhận, chỉ rõ: Làm việc cầm chừng cho đủ bổn phận, cốt sao không phạm khuyết điểm; Rụt rè, do dự khi giải quyết công việc, không phát biểu rõ ràng, dứt khoát ý kiến của mình, không dám quyết đoán những việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình; Lấy lý do làm việc tập thể, tôn trọng tập thể để dựa dẫm vào tập thể, việc lớn việc nhỏ gì cũng đưa ra tập thể bàn, chờ ý kiến tập thể cho đỡ phiền; Ngại va chạm với đồng chí trong đơn vị, với cấp trên và cả cấp dưới, không thẳng thắn phê bình những người phạm khuyết điểm, không đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, những tư tưởng và việc làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ thời điểm bài báo “Bệnh sợ trách nhiệm” được đăng tải trên Tạp chí Cộng sản, nhưng đến nay bài báo vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
 
Thời gian qua, tình trạng cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm lại trở nên rõ rệt hơn, cản trở sự phát triển của đất nước. Tình trạng này diễn ra ở không ít địa phương, đơn vị khiến cho công việc ở nhiều nơi bị ách tắc, đình trệ, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân, doanh nghiệp.  

Để phát triển thì việc khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm là vấn đề cấp thiết. Để chữa dứt điểm tình trạng này, nhiều địa phương đơn vị đang khẩn trương chữa căn bệnh này bằng nhiều giải pháp ngày càng quyết liệt.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Bích Liên -

Quốc Hưng