Phát huy giá trị di sản cần đảm bảo tính truyền thống, cộng đồng

Tính đến thời điểm này Việt Nam có 15 di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại được UNESCO ghi danh. Trong đó, Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ có thể coi là loại hình di sản với nhiều nghi lễ phức tạp. Và nếu chủ thể thực hành tín ngưỡng không hiểu rõ bản sắc của loại hình di sản này thì khó có thể đảm bảo giá trị của một di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại mà Việt Nam đang nỗ lực gìn giữ.

Đây là những hình ảnh gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian qua, khi mà việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ đã được đưa lên trình diễn trong một cuộc hội thảo tại Huế. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu không gian thực hành tín ngưỡng này được thiết kế giống không gian đền, phù như thông lệ.

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được định nghĩa trong hồ sơ trình UNESCO là bao gồm các nghi lễ, sản vật cúng tiến, trang phục, đạo cụ, múa thiêng, âm nhạc, lễ hội và nhiều hoạt động khác. Hiểu đơn giản hơn, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chỉ được gọi là di sản khi gắn với thực hành. Và khi thực hành thì cũng phải đảm bảo tính truyền thống, tính cộng đồng vốn có của di sản.

Ngay sau sự việc xảy ra tại Huế, Cục Di sản văn hoá đã tổ chức một cuộc hội thảo qui mô để giúp các địa phương, cộng đồng chủ thể sở hữu di sản hiểu cặn kẽ những qui định của pháp luật, những việc nên hay không nên làm khi muốn bảo vệ, phát huy giá trị di sản. Mặc dù Việt Nam đang định hướng phát triển công nghiệp văn hoá, thế nhưng những nhà quản trị hay cộng đồng nắm giữ di sản cũng cần phải nhận thức rõ, di sản chỉ có thể tạo ra giá trị kinh tế khi nó đạt được độ quý giá, đặc sắc. Thiếu những yếu tố đó, mọi hàng hoá đều trở nên tầm thường.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Anh Thư -

Như Huỳnh