Pháp luật và đời sống: Đưa luật phòng chống bạo lực gia đình vào cuộc sống

Gia đình không chỉ là nơi trú ngụ, mà là chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu thương, vun đắp, giáo dục và hình thành nhân cách của con người. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ, tốt đẹp, không phải gia đình nào cũng có được tổ ấm hạnh phúc, tràn đầy tình yêu thương; nhiều gia đình cũng không tránh khỏi đau xót khi bị ám ảnh bởi bạo lực gia đình; nhiều đứa trẻ đã bị sang chấn tâm lí, có những hành động tiêu cực do ảnh hưởng của chính bạo lực gia đình mình gây ra.

Bạo lực gia đình đã làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự bền vững của gia đình.

Chính vì vậy, Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 và mới đây nhất là Luật phòng chống bạo lực gia đình 2022 được ban hành, có hiệu lực từ 01/7/2023 sẽ góp phần đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng, các thành viên trong gia đình với nhau. Trên cơ sở đó, Luật quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. 

Để tìm hiểu về quá trình triển khai thực hiện Luật PCBLGĐ, trong chương trình Pháp luật và Đời sống hôm nay, xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời:

1/ Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam
2/ Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn Chuyên trách - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương
3/ Bà Trương Thị Thu Thủy, Trưởng ban Gia đình - Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết! 

Thu Quỳnh