Nợ, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết là có trách nhiệm với nhân dân

14/129 văn bản quy định chi tiết đã bị chậm ban hành trong năm 2023, tăng 6 văn bản so với năm 2021, và tăng 3 văn bản so với năm 2022.

Cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023, một số ý trong thường trực Ủy ban Pháp luật một lần nữa nhấn mạnh, việc nợ, chậm ban hành văn bản chi tiết là có trách nhiệm với nhân dân và với những đối tượng chịu sự tác động của văn bản đó. 

Các ý kiến đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chậm ban hành văn bản chi tiết, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cũng như giải pháp để khắc phục triệt để tình trạng này.

Quan tâm đến nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính, đại biểu Đỗ Đức Hiển, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, những con số trong báo của của Chính phủ cho thấy nội dung này đang bị “trầm xuống”.  

Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề  nghị cần tiếp tục tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng ban hành văn bản pháp luật, trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu. Tổ chức kiểm tra, thanh tra xử lý kịp thời các văn bản có dấu hiệu tham nhũng, lợi ích nhóm, văn bản trái pháp luật; làm rõ hơn kết quả thực hiện Kế hoạch số 81, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Thùy Linh -

Như Huỳnh