Những người giữ hồn văn hóa dân tộc Mạ

Đồng bào dân tộc Mạ có hệ thống các loại nhạc cụ hết sức độc đáo, bao gồm bộ gõ, bộ dây và bộ hơi; trong đó có một số nhạc cụ chính như: đàn đá, cồng, chiêng, trống, khèn bầu sáu ống, sáo bầu ba lỗ, kèn môi, đàn ống tre… Ngoài ra, còn có một số nhạc cụ khác được chế tác từ chất liệu thiên nhiên theo sự sáng tạo ngẫu hứng của một số nghệ nhân.

Công viên địa chất Đắk Nông có 40 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mạ, Ê đê, M’Nông là 3 dân tộc bản địa. Từ đời sống thường ngày đến lễ hội, lễ cúng các loại nhạc cụ của người Mạ đều được sử dụng. Nhạc cụ đã trở thành người bạn gắn bó với vòng đời của Mạ từ khi sinh ra, nam nữ làm quen, kết hôn, ru con, làm bạn cùng cây trồng vật nuôi, lúc lao động cho đến khi về thế giới bên kia.

Đã 75 tuổi, tiếng kèn không còn được trong trẻo như thời thanh niên, nhưng vợ chồng nghệ nhân ưu tú Hgrao và K’Bột ở xã Đắk Som, huyện Đắk Glong vẫn không ngừng tập luyện những bài nhạc của dân tộc Mạ mình. Chiêng, M’Buốt, R’Let, T’Ron, T’rông 2 ông bà đều sử dụng thành thạo.

Người Mạ hiện không còn cư trú độc lập như ngày xưa mà sống xen kẽ với đồng bào các dân tộc khác. Sự giao thoa và tiếp biến văn hóa đã khiến cho những nghi lễ liên quan đến vòng đời con người ngày càng phai dần. Những giá trị văn hóa ấy không được trao truyền thì chắc chắn sự mai một âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Mạ là điều không thể tránh khỏi. 

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình!

Phúc Hân