Nhìn ra thế giới: Sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bền vững - Xu hướng của tương lai

Dân số trên toàn cầu đã chạm mốc 8 tỉ người và vẫn không ngừng gia tăng. Việc đảm bảo đủ thực phẩm nuôi sống hàng tỉ người trên trái đất chưa bao giờ là một bài toán dễ dàng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây ra những hiện tượng cực đoan tàn phá mùa màng. Thực phẩm trở nên khan hiếm. Để đảm bảo đủ lương thực cho toàn thế giới, sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bền vững trở thành xu hướng.

Biến đổi khí hậu được cho là nguyên nhân chính làm "rung chuyển" hệ thống lương thực toàn cầu và khiến 345 triệu người đang phải trải qua nạn đói cấp tính khi lũ lụt, hạn hán và nắng nóng đang gây thiệt hại mùa màng từ châu Âu sang châu Á và đe dọa gây ra nạn đói ở vùng Sừng châu Phi.

Đây là khung cảnh tại thành phố Tulare, bang California, Mỹ. Phần lớn diện tích canh tác tại đây đã bị nhấn chìm hoàn toàn trong nước lũ.

Thông thường, thời điểm này trong năm là lúc người dân bắt đầu được tận hưởng trái ngọt sau một năm vất vả. Tuy nhiên năm nay, nhiều người đã rơi vào cảnh trắng tay. Nhiều khu vực trồng hạnh nhân và quả hồ trăn đều đang chìm sâu 1 mét dưới nước. Ở những khu vực khác, nước đã nhấn chìm nhiều khu vực trồng lúa mì. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu nối liền toàn thế giới, thiệt hại tại một khu vực đơn lẻ như Tulare cũng có thể gây ra tác động vượt khỏi tầm kiểm soát.

Còn đây là một ngân hàng cung cấp thực phẩm tại thành phố Inglewoood, bang California, Mỹ. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đây là nguồn cung cấp thực phẩm cho nhiều người dân tại thành phố này. Tuy nhiên, khi dịch bệnh dần lắng dịu, chính phủ liên bang dự kiến sẽ cắt giảm hỗ trợ về lương thực. Thời gian trước đây, người dân có thu nhập thấp hoặc không thể đi làm do dịch bệnh được trợ cấp hơn 200 đô la Mỹ mỗi tháng thông qua ngân hàng thực phẩm. Giờ đây, dự kiến mức trợ cấp sẽ chỉ còn hơn 150 đô la. Nhiều người bày tỏ lo lắng, trợ cấp giảm sẽ khiến họ rơi vào cảnh đói ăn.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Kim Ngọc