Làm gì để quản lý ô nhiễm không khí tại Hà Nội?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia. Điều này khiến nhiều người lo ngại các chất độc hại, ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như sức khỏe của bản thân. Trong khi đó, Hà Nội vẫn loay hoay với bài toán quản lý chất lượng không khí.

Với đặc thù công việc phải di chuyển rất nhiều để đón khách nên anh Linh buộc dần phải quen với bầu không khí đầy khói bụi.

Mặc dù làm công việc văn phòng, thời gian ngoài trời không nhiều, nhưng cuộc sống của nhiều người dân vẫn bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng.

Tình trạng ô nhiễm không khí là hệ quả của quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế- xã hội. Giao thông cũng là một trong những nguồn phát thải chính gây ra ô nhiễm. Theo chuyên gia, cần chuẩn bị nguồn lực, đẩy mạnh tuyên truyền và xây dựng chính sách cụ thể để kiểm soát nguồn thải .

Hiện, các trạm quan trắc chất lượng không khí chuẩn và dữ liệu về chất lượng không khí chưa đầy đủ nên khó để đưa ra những cảnh báo kịp thời cho người dân.

Mới đây, tại phiên họp thứ 31, theo Chủ tịch Quốc hội, việc sửa Luật Thủ đô là cơ hội để rà soát lại việc phân cấp giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường. Để có thể triển khai một cách hiệu quả các giải pháp kiểm soát chất lượng không khí, cần đẩy mạnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với các phương tiện giao thông . Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục ban hành các chính sách cụ thể hơn, đặc biệt là thiết lập các hàng rào kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường, tiệm cận với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Khánh Linh -

Công Anh -

Việt Hòa