Khách mời hôm nay: Gặp gỡ "bác sĩ tôm" Lê Anh Xuân

Nói đến “tiến sĩ chân đất, bác sĩ tôm” Lê Anh Xuân, ở Bạc Liêu và khu vực ĐBSCL rất nhiều người biết và nể phục. Từ Thanh Hoá đến vùng đất Bạc Liêu cách đây 21 năm, tiến sĩ Lê Anh Xuân đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, ứng dụng thành công mô hình nuôi tôm hạn chế kháng sinh, hoá chất. Đặc biệt, thời điểm bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm khiến hơn 97.000ha diện tích tôm nuôi ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre... thiệt hại nặng, "bác sĩ tôm" đã giúp người nông dân giải quyết khó khăn này. Sáng nay, anh sẽ là khách mời của VNNM.

Tốt nghiệp  trường đại học Thủy sản Nha Trang năm 1999,  tiến sĩ Lê Anh Xuân quyết định làm cuộc "nam tiến" về Bạc Liêu - vùng đất đang có phong trào nuôi tôm sú công nghiệp và bán công nghiệp lớn của cả nước.  Thời điểm 2003, anh thuê 7.600m2 đất nuôi tôm sú công nghiệp, ai cũng cho rằng anh quá liều, bởi khi ấy không ít người nuôi tôm ở ÐBSCL lâm vào cảnh điêu đứng. 
 
Ngoài hệ thống lọc tuần hoàn, 21 năm qua, vị “tiến sĩ chân đất”  đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, ứng dụng thành công các   mô hình nuôi tôm sạch .  Từ một lao động, nay công ty Trúc Anh của  anh Xuân  đã thu hút hơn 70 lao động tay nghề cao.  Q uy trình nuôi và các chế phẩm sinh học hướng vào việc bảo vệ môi trườ n g , tạo ra sản phẩm tôm sạch  của  công ty anh  được bà con trên  28  tỉnh ,  thành   áp dụng.
 
“Bác sĩ tôm” khẳng định, t hành công của anh trong nuôi tôm sú là nhờ áp dụng quy trình nuôi tôm sạch kể từ ngày thả giống đến lúc thu hoạch.  N hiều nông dân  ở  ÐBSCL đã kéo đến tận vuông tôm của  anh  để học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm , từ đó trúng đậm mỗi vụ tôm.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Khánh Hà -

Chí Điển -

Hữu Bình -

Phạm Quyền