Kết quả các chương trình mục tiêu quốc gia có thể đạt cao hơn nếu biết khai thác lợi thế của địa phương

Chiều 30/10, phát biểu tại phiên thảo luận về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Siu Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai tán thành với nhiều nội dung trong Báo cáo kết quả giám sát “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Báo cáo của Đoàn giám sát đã phản ánh đúng tinh thần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) nhưng kết quả có thể đạt cao hơn nếu biết khai thác các lợi thế về chính sách cũng như lợi thế của địa phương trong thực hiện chương trình. 

Do đó, đại biểu Siu Hương kiến nghị cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. Việc thực hiện hệ thống chính sách đạt hiệu quả cao cần sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo thực hiện. Văn bản pháp luật và hành lang pháp lý để đưa chính sách đến người dân cũng như là cơ sở để người thực thi triển khai tốt hơn nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn còn chung chung, chưa cụ thể, một số hướng dẫn thiếu đồng bộ so với những quy định hiện hành và điều luật chưa phù hợp điều kiện triển khai của địa phương, còn sự chồng chéo, chưa thống nhất giữa các văn bản đã làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả thực hiện các CTMTQG. Do vậy, đại biểu kiến ghị cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc thực hiện các CTMTQG trong những năm tới để thực hiện đạt kết quả cao hơn.

Về tính khả thi của việc thực hiện, đại biểu Siu Hương nhận thấy, quá trình vào cuộc thực hiện các chương trình tại địa phương còn nhiều bất cập; hệ thống các văn bản hướng dẫn về cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình vẫn đang tiếp tục kiện toàn… Do đó, Đoàn giám sát cho rằng, chưa đủ cơ sở để đạt được mục tiêu đề ra vào cuối năm 2025 là giải ngân hết các nguồn vốn. Vì vậy, theo đại biểu, việc thực hiện các chương trình cần phải nhận định dựa trên cơ sở để dự báo việc thực hiện các chương trình được tốt hơn. Đồng thời cần có cách tiếp cận phù hợp hơn trong thực hiện. 

Về hoàn thiện các tiêu chí để làm cơ sở đánh giá, đại biểu cho biết, việc thực hiện các chương trình được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội, có thể gọi là thước đo để áp dụng vào thực hiện chính sách pháp luật nhưng thực tiễn cho thấy nhiều tiêu chí chưa phù hợp hoặc chưa có tiêu chí để đánh giá trong quá trình thực hiện. Qua giám sát việc thực hiện các CTMTQG đã cho thấy, nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Đại biểu Siu Hương cho rằng, đây là điều cần chú trọng để nâng cao hơn nữa kết quả thực hiện các chương trình.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số