Góc nhìn hôm nay: Thay đổi cách tính điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành quy chế tuyển sinh năm 2022, trong đó, một điểm mới đáng chú ý đó là, từ năm 2023, việc tính mức điểm ưu tiên xét tuyển sẽ được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc nhiều khu vực và đối tượng khác nhau.

Qua phân tích phổ điểm kết quả xét tuyển đại học các năm vừa qua, điểm xét tuyển của thí sinh trước và sau khi được cộng điểm ưu tiên có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là từ mức điểm lớn hơn 22,5 điểm. Cụ thể, khi chưa được cộng điểm ưu tiên thì nhóm thí sinh ở khu vực 1, khu vực 2, khu vực 2 – nông thôn, có điểm trung bình thấp hơn nhóm không được cộng điểm ưu tiên (khu vực 3). Nhưng khi được cộng điểm ưu tiên, điểm trung bình của nhóm được cộng điểm ưu tiên lại lớn hơn (thậm chí tỉ lệ lớn gấp nhiều lần) so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên. Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm. 

Ưu điểm của cách tính mới là gì? Có ý kiến băn khoăn về sự thay đổi liên tục sẽ khiến việc tuyển sinh không ổn định. Quan điểm của Bộ Giáo dục & Đào tạo như thế nào? Mời quý vị theo dõi chi tiết trong chương trình!