• 1431 lượt xem
  • 05:52 19/05/2023
  • Xã hội

Góc nhìn hôm nay: Áp lực vào lớp 10

Cuộc đua vào lớp 10 hệ công lập của nhiều thành phố lớn luôn được đánh giá là cuộc đua khốc liệt nhất, thậm chí tỉ lệ của nó còn đáng sợ hơn cả tỷ lệ chọi vào các trường đại học. Năm 2022, tỷ lệ chọi vào lớp 10 công lập bình quân là 1 chọi 1,67 và năm 2021 là 1 chọi 1,61. Như vậy, tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay, dự kiến cao nhất trong ba năm qua. Áp lực học và thi, đè nặng lên cả học sinh và cha mẹ

Cuộc đua vào lớp 10 hệ công lập của nhiều thành phố lớn luôn được đánh giá là cuộc đua khốc liệt nhất, thậm chí tỉ lệ của nó còn đáng sợ hơn cả tỷ lệ chọi vào các trường đại học. Năm học 2023-2024, Hà Nội dự kiến tuyển 72.000 chỉ tiêu vào 10 trường THPT công lập, trung bình cứ 10 học sinh lớp 9 thì chưa đến 6 em có chỗ học ở lớp 10 trường công lập. Vì vậy, học trên trường, học tăng cường và mỗi tối là “mài quần” ở những trung tâm ôn luyện.

Từ con số về học sinh thi tuyển và tỷ lệ chọi vào Phổ thông Trung học công lập, cho thấy có những bất cập trong công tác hướng nghiệp, phân luồng ở các cơ sở giáo dục, cũng như tự định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của học sinh PTTH. Cần thay đổi quan niệm này từ học sinh, cha mẹ học sinh cho đến định hướng của nhà trường theo Thông tư 15 năm 2022 của Bộ GD và ĐT. Đó là tuyển sinh tốt nghiệp Trung học Cơ sở để học nghề, vừa học văn hóa. Tiến tới được xét tuyển để đào tạo Đại học. Ước mơ Đại học vẫn mở, lại có thêm kinh nghiệm thực tế làm việc...sẽ giúp những sinh viên này sớm có việc làm phù hợp trình độ, kiến thức đã đào tạo.

Mô hình phân luồng giáo dục từ xa cho học sinh Trung học cơ sở, đã được các nước tiên tiến như CHLB Đức, Nhật Bản...áp dụng từ lâu. Ở ta, nhiều cơ sở tại các tỉnh-thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên...đã bắt đầu áp dụng mô hình này. 

Cùng bàn thảo với vấn đề này với khách mời ĐBQH ĐINH CÔNG SỸ- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết!

Ngọc Dũng