Giám sát nghiêm ngặt thực hiện quy hoạch điện VIII

Chỉ đạo điều hành từ chính phủ, từ bộ Công Thương chưa quyết liệt là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc chậm trễ đưa các dự án nguồn điện vào đúng quy hoạch. Từ đó dẫn tới tình trạng thiếu điện thời gian qua và gây nguy cơ thiếu điện thời gian tới. Vì vậy giám sát nghiêm ngặt, đảm bảo đúng tiến độ là kinh nghiệm quan trọng để Việt Nam triển khai hiệu quả Quy hoạch Điện 8, qua đó đảm bảo cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Thông tin tại Hội thảo Cơ chế, chính sách, giải pháp đảm bảo phát triển năng lượng bền vững đến năm 2050 diễn ra sáng nay tại Hà Nội.

Trong 37 dự án nhiệt điện than với tổng công suất hơn 35.000 MW đã phê duyệt mới có 12 dự án với tổng công suất hơn 8.000 MW đi vào hoạt động (tương đương thực hiện 22% kế hoạch). Trong 20 dự án điện khí được phê duyệt với tổng công suất hơn 26.000 MW, thực hiện cũng chỉ đạt 8.700 MW (tương đương thực hiện 33%). Việc thực hiện QH7 và điều chỉnh chậm trễ đã dẫn tới tình trạng thiếu điện, cắt điện vừa qua và cũng gây nên những quan ngại có thể dẫn tới thiếu điện thời gian tới.

Gây ra sự chậm trễ, theo chuyên gia có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân đến từ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Bộ Công Thương chưa đủ quyết liệt, chưa triệt để nhằm thúc đẩy các dự án bị vướng mắc, chậm trễ. Đây là điểm quan trọng cần rút kinh nghiệm trong triển khai Quy hoạch điện VIII.

Thực hiện Quy hoạch điện VIII là hiệu quả là vấn của cả giai đoạn 7 năm và 27 năm tới đây. Còn vấn đề sát sườn được các chuyên gia tại hội thảo cảnh báo là nguy cơ thiếu điện ngay trong năm tới. Giải pháp cho vấn đề sát sườn này là gì? Câu hỏi rất không dễ trả lời.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Xuân Tiến -

Minh Quốc