Động lực thúc đẩy tổng cầu những tháng cuối năm 2023

Năm 2023 là 1 năm khó khăn đối với kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Triển vọng xuất khẩu toàn cầu ảm đạm. Trong nước, tổng cầu sụt giảm. Mặt bằng lãi suất đến nay đã hạ nhiệt nhưng sức cầu tín dụng yếu. Theo các chuyên gia, dư địa cho chính sách tiền tệ đang dần thu hẹp. Do đó, việc đẩy mạnh chính sách tài khóa trong những tháng cuối năm là cần thiết, trong đó nhấn mạnh đến việc áp dụng chính sách tài khóa ngược chu kỳ.

Theo Ngân hàng Thế giới, đến nay Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần cắt giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, dư địa dành cho chính sách tiền tệ không còn nhiều.

Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng, đứng trước khó khăn về tổng cầu, chính phủ các quốc gia có 2 công cụ để có thể thúc đẩy nền kinh tế, đó là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Trong bối cảnh hiện nay, một chính sách tài khóa hiệu quả thường có tính ngược chu kỳ.

Kể từ sau khủng hoảng kinh tế 2009, 92% các quốc gia phát triển và 63% các quốc gia đang phát triển theo đuổi chính sách tài khóa ngược chu kỳ và đã có những kết quả đáng ghi nhận. Đối với Việt Nam, việc đẩy mạnh chính sách tài khóa trong những tháng cuối năm là cần thiết để “cởi nút thắt” tăng trưởng.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần quản lý chặt chẽ công tác giải ngân vốn đầu tư địa phương, tránh đầu tư nhỏ lẻ, lãng phí. Đồng thời đẩy mạnh khoản chi hạ tầng mang tính quốc gia, liên vùng nhằm tạo lực đẩy cho tăng trưởng.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Lê Hương -

Sỹ Cường -

Minh Công