Đối thoại chính sách: Quyết liệt thực hiện Chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Trong những năm qua công tác giảm nghèo luôn là một chủ trương chính sách lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Hệ thống chính sách hướng tới mục tiêu giảm nghèo được đặc biệt quan tâm bố trí nguồn lực và kiên trì thực hiện qua từng giai đoạn năm 1993 tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 58,1% đến cuối năm 2021 còn 2,23 %.

Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về xóa đói giảm nghèo và được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới.

Tuy nhiên, theo đánh giá trong báo cáo này kết quả giảm nghèo của Việt Nam chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo và phát sinh nghèo còn cao để đẩy mạnh công tác giảm nghèo đặc biệt là chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh tiêu chí nghèo từ các tiêu chí về lương thực nhằm đảm bảo có ăn có mặc, đến áp dụng giá cả thu nhập mức sống tối thiểu. Mặc dù vậy các tiêu chí đánh giá chuẩn mới cao hơn trước đã khiến công tác xóa đói giảm nghèo ở miền núi lại gặp khó khăn.

Vậy làm thế nào để giảm nghèo bền vững giúp người dân vươn lên thoát nghèo, mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe những chia sẻ của hai vị khách mời: Ông Lâm Văn Đoan - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội và Ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết!

Song Hiền