• 10348 lượt xem
  • 06:23 09/05/2023
  • Xã hội

Đối thoại chính sách: Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu của Chính phủ điện tử

Luật CCCD năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền nhân thân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, phục vụ yêu cầu của công tác công an, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả tích cực, tới nay Luật Căn cước công dân năm 2014 đã xuất hiện một số tồn tại và các vấn đề phát sinh cần phải được xem xét để sửa đổi, bổ sung, như: Công dân có nhiều loại giấy tờ tùy thân khác nhau; Luật Căn cước công dân không quy định về cấp số định danh cá nhân cho trường hợp người gốc Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch; các quy định của Luật Căn cước công dân về việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân còn chưa được đầy đủ, bao quát . Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay, dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, dự kiến được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). Với 7 chương, 46 điều, dự thảo Luật Căn cước có những điểm mới này là gì và có tác động thế nào? Và lý do vì sao cần sửa đổi?

Cùng bàn luận về những điểm mới đáng chú ý với 2 vị khách mời sẽ đồng hành cùng chương trình hôm nay:

- Ông Nguyễn Hải Dũng - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định

- Thiếu tướng, PGS.TS Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Khánh An