Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để ngăn chặn hàng giả trên thương mại điện tử

Cuối năm, nhu cầu mua sắm tăng, nạn hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc cũng “nóng” lên. Trong khi đó tình trạng làm giả bao bì sản phẩm rất tinh vi và rất khó khăn cho ngành chức năng xử lý.

Để ngăn chặn tình trạng này, giải pháp sử dụng bao bì chống hàng giả có màng hologram, mã vạch, nhận dạng tần số vô tuyến-RIF, mã QR code và các công nghệ hiển thị hoặc ẩn giấu bằng mực in trở nên “tối ưu’ không chỉ với doanh nghiệp mà còn với ngành chức năng trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhái.

Các chuyên gia cũng nhận định, khoảng 50% các vụ hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đều diễn ra trên môi trường thương mại điện tử.

Người tiêu dùng rất khó để phân biệt đâu là hàng thật, hàng giả, dù nhìn tận mắt, sờ tận tay, huống hồ qua giao dịch điện tử. Như vậy, sử dụng nhãn hàng ứng dụng công nghệ chống hàng gian, hàng giả trên các sản phẩm, giúp người tiêu dùng, cơ quan chức năng nhận diện xác thực hơn.

TPHCM là thị trường lớn nhất cả nước về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, đồng nghĩa đây cũng là không gian “màu mỡ” cho các tội phạm lợi dụng sản xuất, kinh doanh hàng gian, hàng giả. Bên cạnh sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý, nhà sản xuất, phân phối, thì việc áp dụng các giải pháp sử dụng bao bì chống hàng giả có màng hologram, mã vạch, nhận dạng tần số vô tuyến-RIF, mã QR code và các công nghệ hiển thị hoặc ẩn giấu bằng mực in rất cấn thiết và hiệu quả để ngăn chặn hàng giả, hàng gian trong kinh doanh truyền thống lẫn trên không gian mạng.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Phạm Quyền