Đằng sau sự đổi thay ở Di tích Quốc gia chùa Hương

Tiếp tục câu chuyện liên quan đến những bất cập và sự lỏng lẻo trong công tác quản lý lễ hội Chùa Hương, lễ hội kéo dài nhất cả nước. Từ hàng chục năm nay người dân xã Hương Sơn sống chủ yếu dựa vào nghề phục vụ du khách tới chùa Hương trong mùa lễ hội để phát triển kinh tế đời sống. Vậy nhưng, từ 2 năm trở lại đây, các hộ dân bị mất nguồn thu, đứng trước nguy cơ vỡ nợ, do đã vay mượn đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng cơ sở lưu trú, hàng quán, phục vụ du khách, họ phải sống lay lắt do những bất cập trong điều hành, quản lý hiện nay. Ghi nhận tiếp theo của phóng viên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Khu vực phố Yến, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Nhà mặt đường nhưng đóng cửa im lìm là tình cảnh chung của hàng trăm hộ dân nằm 2 bên bờ phố Yến, dù đang trong thời điểm chính hội.

Hai năm trở lại đây, nơi đông vẫn rất đông - nơi thì lại đìu hiu vắng khách.

Dù đang trong thời điểm chính hội chùa Hương nhưng khi có mặt tại khu vực này thì có thể thấy tuyến đường này chỉ còn sự xuất hiện của những chiếc xe điện qua lại. Còn du khách hành hương tới đây thì rất thưa thớt, khác hẳn với trước kia, một số cơ sở dịch vụ thì luôn trong tình trạng đóng cửa, số khác thì không còn kinh doanh…”

Lễ hội chùa Hương từ bao đời nay, đã góp phần đem lại nguồn lợi về kinh tế, là động lực để người dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, phát triển kinh tế hộ. Nhưng thật nghịch lý, khi chính người dân nằm trong vùng di tích, lại không được hưởng lợi từ di tích.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Hữu Nghĩa -

Minh Công