Đại biểu Quốc hội tranh luận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Trước đó, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội cho ý kiến về hòa giải tranh chấp đất đai tại Điều 234 có quy định 3 hình thức hòa giải: Tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở và hòa giải tại tòa án. Trước những bất cập của pháp luật hiện hành về hòa giải, nội dung thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu.

>> Toàn cảnh Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Theo đó, một số đại biểu đã có tranh luận đề nghị cần cân nhắc đối với sửa đổi này. 

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, pháp luật hiện hành đang giao cho hai cơ quan cùng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là tòa án nhân dân và UBND. Việc quy định như vậy nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm sự lựa chọn cơ quan giải quyết việc tranh chấp của mình. Nhưng, thực tế, cơ chế giải quyết thông qua UBND thì thủ tục thường đơn giản hơn và người dân lại không phải nộp lệ phí. Do đó, đề nghị tiếp tục giữ quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của chủ tịch UBND như quy định của pháp luật hiện hành.

Tranh luận tại hội trường, đại biểu Lê Xuân Thân cho rằng, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không phải là việc của cơ quan hành chính, mà thuộc cơ quan tư pháp: cơ quan xét xử, tòa án, trọng tài.

Đồng quan điểm, đại biểu Huỳnh Thanh Phương cho rằng, khuyến khích việc hòa giải là đúng, nhưng thực tế, nếu đã xảy ra tranh chấp liên quan đến đất đai thì việc hòa giải tại cơ sở thật sự không hiệu quả. Do đó, cần xem xét có nên tiếp tục quy định thủ tục hòa giải bắt buộc tại Ủy ban nhân dân cấp xã nữa hay không?

Góp ý về nội dung này có ý kiến đại biểu đề xuất bổ sung thêm phương thức hòa giải thương mại vào trong cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cho người dân có thêm sự lựa chọn về cơ chế giải quyết tranh chấp.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình!