Đà Nẵng: Số ca mắc sốt xuất huyết cao gấp 9 lần so với cùng kỳ

Mặc dù thời điểm hiện tại chưa phải là cao điểm của sốt xuất huyết, nhưng trong những ngày gần đây, tại thành phố Đà Nẵng, số ca bệnh sốt xuất huyết bắt đầu tăng nhanh, và bùng phát tại một nhiều quận, huyện. Hiện các đơn vị liên quan và ngành Y tế chủ động các biện pháp phòng, chống dịch để kiểm soát các ổ dịch nguy cơ và hạn chế số ca mắc bệnh trong cộng đồng.

Những ngày gần đây, Trung tâm y tế quận Sơn Trà thu dung, điều trị nhiều trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Trung bình mỗi tuần, khoa Nội tổng hợp truyền nhiễm ghi nhận từ 10 đến 15 bệnh nhân nhập viện vì mắc sốt xuất huyết (SXH), nhiều trường hợp sốt cao liên tục kéo dài từ 5 đến 6 ngày.

Anh Ngô Chí Tiến Đạt – Phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng: “Người đỏ, sốt đỏ li bì rồi lúc hết sốt, lúc sốt lại liên tục như rứa nên là em nghĩ không phải sốt bình thường nên cũng tới khoa khám. Xét nghiệm máu bác sĩ chẩn đoán em bị SXH.”

Bác sĩ Hồ Thị Hồng Phương – Khoa Nội Tổng hợp Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng: Bệnh nhân thường vào viện trong khoảng ngày thứ 3, ngày thứ 4 của sốt cao liên tục. Cho nên BN vào viện trong tình trạng là li bì sốt, mệt mỏi rất nhiều.”

Hiện tại, nhiều ca bệnh sốt xuất huyết cũng ghi nhận ở trẻ em, trong đó có nhiều trẻ từ 10 đến 12 tuổi mắc bệnh. Bệnh có dấu hiệu rõ rệt, cơ thể xuất hiện nhiều ban đỏ.

 Bác sĩ Nguyễn Ngọc Việt – Phó Trưởng Khoa Nhi, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà: Khuyến cáo bà mẹ khi phát hiện con SXH cần phải vào viện sớm và đem trẻ đi khám. Bắt đầu SXH thì nó nặng lên ở ngày thứ 3, thứ 4 là bắt đầu nó nặng lên và người  ta sẽ làm cái test SXH để khẳng định và khi trẻ SXH thì nên nhập viện.”

Mặc dù mới chỉ đầu mùa dịch nhưng sốt xuất huyết đang có chiều hướng bùng phát nhanh tại Đà Nẵng. Theo ghi nhận, tại các cơ sở y tế, số ca bệnh sốt xuất huyết chiếm khoảng 15% số ca nhập viện mỗi ngày. Mặc dù chưa có trường hợp diễn tiến nặng, nhưng có những triệu chứng cần lưu ý để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị sớm.

Bác sĩ Trần Lê Khoa – Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình: Khi có biểu hiện như BN cảm thấy mệt mỏi nhiều, vật vã nhiều, đi cầu, đi tiểu có máu hoặc là đánh răng, súc miệng chảy máu, đau bụng dữ dội ở bụng dưới. Những biểu hiện như vậy nên đi Bv kiểm tra SXH đó là những trường hợp cảnh báo cần điều trị sớm.”

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay thành phố này đã ghi nhận hơn 1.200 ca mắc  sốt xuất huyết, cao gấp 9 lần so với cùng kỳ. Mưa giông trái mùa, tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi và phát triển, làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.

Bác sĩ Nguyễn Hóa - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Đà Nẵng:Căn cứ vào số ca đơn lẽ hoặc các ổ dịch thì các đơn vị kiểm soát bệnh tật của TTYT quận, huyện sẽ xuống trực tiêp để đánh giá các chỉ số về vecter, mà nói chung ở đây là đánh giá các chỉ số về mật độ muỗi. Bên cạnh đó khảo sát tình hình VSMT trong khu vực nếu có các ổ dịch nhỏ sẽ tiến hành xử lý.”

Để chủ động phòng dịch, ngành y tế tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, triển khai diệt lăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường.