Còn lãng phí trong chậm giải ngân vốn đầu tư công

Dù có chuyển biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhưng những tồn tại, hạn chế, lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2023 gây lãng phí nguồn lực vẫn là vấn đề trọng tâm cần được nhìn nhận và có giải pháp để công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí đạt hiệu quả cao hơn nữa.

Đây là vấn đề đáng chú ý khi Chính phủ trình bàỳ tờ trình và Uỷ ban tài chính ngân sách thẩm tra về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV vào sáng 23/5. 

Báo cáo của Chính phủ cho thấy sự chủ động, quyết tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương để đạt được những kết quả tích cực trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.

Tuy nhiên, Uỷ ban tài chính ngân sách cho rằng Chính phủ chưa làm rõ những kết quả, chuyển biến sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết, nhất là việc thu hồi đất đã giao nhưng chưa đưa vào sử dụng, sử dụng sai mục đích; việc khắc phục các bất cập trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên tái chế, năng lượng tái tạo; quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên số, băng tần số vô tuyến điện, kho số viễn thông, cơ sở dữ liệu...đặc biệt là khắc phục lãng phí trong quản lý sử dụng vốn đầu tư công vẫn chưa đạt như kỳ vọng:

Uỷ ban Tài chính Ngân sách yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về định mức, tiêu chuẩn, đơn giá còn thiếu, chưa phù hợp với thực tiễn; tập trung hoàn thành các chuẩn mực kế toán, phương pháp thống kê, thông tin về tài sản kết cấu hạ tầng, tới năm 2025 cơ bản hoàn thành các chuẩn mực kế toán và công khai Báo cáo tài chính nhà nước.

Phóng viên Truyền hình Quốc hội Việt Nam