Câu chuyện hôm nay: Tiết kiệm năng lượng - Cần sớm có cơ chế cho các doanh nghiệp năng lượng tái tạo

Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đã mở ra những cơ hội mới, to lớn và tiềm năng cho khu vực tư nhân tham gia phát triển năng lượng…

Cùng với đó, các chính sách ưu đãi về giá ( cơ chế giá fit theo quyết định 11 và 13 của Chính phủ đối với điện mặt trời mặt đất, có giá ưu đãi lần lượt là 9,35 cent/kWh, Quyết định 13 là 7,09 cent/kWh và áp mái là 8,38 cent/kWh…8,9 cent/kWWh cho điện gió để thu hút các nhà đầu tư. Cũng chính vì vậy thời gian qua rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực này, tạo nên sự bùng nổ điện gió, điện mặt trời và Việt Nam thuộc top đầu Đông Nam Á. Cụ thể về điện gió, Việt Nam có 70 dự án điện gió (công suất 3.987 MW) đã vận hành thương mại, sản lượng điện sản xuất năm 2021 đạt 3,34 tỷ kWh, chiếm 1,3% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.

Với điện mặt trời, riêng sản lượng điện từ các nguồn điện mặt trời trong năm 2021 chiếm khoảng 10,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống. Tổng công suất lắp đặt điện sinh khối và rác là 321 MW đến tháng 10/2021.

Có thể thấy, việc phát triển năng lượng tái tạo là hướng đi phù hợp với xu thế thế giới, ít gây phát thải CO2 và là giải pháp quan trọng góp phần hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại COP26.

Tuy nhiên, trái với “ quả ngọt” nhiều doanh nghiệp đang nếm trái đắng khi không kịp hưởng giá fit. Nhiều doanh nghiệp kịp fit cũng chẳng “sung sướng” gì khi phải cắt giảm mạnh công suất. 

Cùng tìm hiểu những khó khăn của các doanh nghiệp năng lượng cũng như các biện pháp khắc phục khó khăn từ chính quyền!

Diệu Huyền