Câu chuyện hôm nay: Kết hôn trẻ em là tập tục hay vi phạm pháp luật?

Theo số liệu của các cơ quan tỉnh Nghệ An, tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn tỉnh này có diễn biến trái chiều năm 2016 là 4% xuống còn 1% vào năm 2019; nhưng từ năm 2020 dến nay lại có xu hướng gia tăng khoảng 3%; năm 2020 có 372 cặp, năm 2021 có 309 cặp tảo hôn.

Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2025, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu, đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong cả nước, đặc biệt là ở các địa bàn vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện Đề án vẫn đang tiếp tục được thực hiện, dù chắc chắn còn nhiều khó khăn… Tuy nhiên, đáng nói, đối tượng tảo hôn vẫn tập trung tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn… Song, tính chất của các trường tảo hôn cũng đang dần thay đổi…

Trước tình trạng học sinh bỏ học lấy chồng. Ngành giáo dục và các cơ quan chức năng địa phương cho rằng, một trong những nguyên nhân vẫn là do phong tục địa phương, có truyền thống dựng vợ lấy chồng sớm và đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, khuyến khích các em quay trở lại học tiếp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cần nhìn nhận vào thực tế, việc kết hôn ở học sinh cấp 2 là rất nguy hiểm. Cần phải xem xét ở góc độ pháp luật.

Duy Hoàn -

Ngọc Tuấn