Cần quy định công nghệ xác thực phổ biển trong Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Dù được sử dụng phổ biến trong hoạt động giao dịch ngân hàng, các công nghệ xác thực như mã OTP, SMS, PIN hoặc dấu hiệu sinh trắc học như vân tay, khuôn mặt, giọng nói… - tạm gọi là công nghệ xác thực phổ biến- lại chưa được quy định rõ ràng trong Luật Giao dịch điện tử 2005 hiện hành.

Nội dung này sẽ được quy định như thế nào trong Luật Giao dịch điện tử sửa đổi dự kiến được xem xét tại Kỳ họp Quốc hội thứ 4 tới, là vấn đề được nhiều Đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm.

Nếu trong đời sống thực, giao dịch chỉ diễn ra khi các bên tham gia ký xác nhận, thì trên môi trường điện tử chỉ cần vài thao tác xác thực là xong. Vậy việc xác thực qua user, pass, PIN, SMS, OTP, sinh trắc học – tạm gọi là công nghệ xác thực phổ biến có được coi là chữ ký điện tử?

Thống kê của NHNN, 6 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị giao dịch điện tử liên ngân hàng đạt trên 77,75 triệu giao dịch. Xu hướng thực hiện giao dịch điện tử vẫn tiếp tục tăng rất nhanh, thống kê mới nhất 8 tháng cho thấy thanh toán trên thiết bị di động tăng 107% về số lượng và 92% về giá trị. Phần lớn những giao dịch đều sử dụng công nghệ xác thực phổ biến.

Thế nhưng Luật Giao dịch điện tử 2005 lại chưa quy định rõ về chữ ký điện tử khi so chiếu với các công nghệ xác thực sử dụng phổ biến hiện nay.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Xuân Tiến