Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Thu hồi đất phải đảm bảo cuộc sống tái định cư của người dân tốt hơn trước

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, kiều bào, tổ chức quốc tế.

Dự kiến Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội tại 3 kỳ họp của Quốc hội, từ tháng 10/2022 đến tháng 10/2023. Vậy việc sửa đổi Luật Đất đai lần này đã phát huy nguồn lực? Việc thu hồi đất, bồi thường, tái định cư có bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, bảo đảm cuộc sống người dân có đất bị thu hồi? Sau đây là chia sẻ của ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật Đất đai (sửa đổi). 

Ông TRẦN HỒNG HÀ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật Đất đai (sửa đổi): "Việc thu hồi đất đai và chuyển mục đích đất của người dân thì chúng ta phải thực hiện theo mấy bước. Từ khi xây dựng kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thì sẽ phải thảo luận với người dân xem dự án đầu tư này sẽ thu hồi bao nhiêu của người dân sẽ thực hiện tái định cư ở nơi nào thì đều được tính toán trong quy hoạch kế hoạch ở đâu như thế nào? Tức là phải đi trước một bước để người dân biết về vấn đề chuyển dịch đất đai này. Người dân sẽ được chuyển dịch như thế nào? Các chính sách của người dân như thế nào, ra sao về tái định cư về an sinh. Và chúng tôi cũng đang đề xuất một chính sách xã hội. Đó là hỗ trợ cho người dân sau khi chuyển dịch đất đai, chuyển mục đích đất đai mà người dân phải chuyển sang một vị trí khác thì đối với những người yếu thế tuổi cao sức yếu bệnh tật và không có khả năng sản xuất thì quan tâm đến cuộc sống của họ như thế nào? Và trong quá trình này thì chúng ta cũng tính toán đến một bài toán nữa, đảm bảo thực hiện được quyền của người dân và Hiến pháp đã quy định là mọi người đều có quyền có nhà ở. Như vậy là các chính sách này thậm chí có những người là đất đai không đủ để bố trí tái định cư mới. Đất đai quá hẹp quá nhỏ thì chúng ta phải nghiên cứu để làm sao đáp ứng được như là những người trong diện chính sách để bố trí nhà ở xã hội. Lần này chúng ta xác định thể chế hóa ghị quyết 18 đó là sau khi chuyển dịch đất đai hay nói cách khác là đất đai bị thu hồi, tái định cư thì đời sống của người dân được tốt hơn trước khi mà tái định cư"

Những quy định cụ thể trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này còn điều chỉnh những nội dung gì? Và quy định nào mới tác động trực tiếp đến người dân? Nội dung này sẽ được trao đổi rõ hơn trong chương trình 60+, chương trình chuyên biệt về Người cao tuổi trên sóng Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát sóng 21h30 tối nay, với chủ đề: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã phát huy nguồn lực, khắc phục những tồn tại, hạn chế. Kính mời quý vị và các bạn quan tâm theo dõi.