Biên giới biển đảo quê hương: Luật Biên giới quốc gia – 20 năm đi vào cuộc sống

Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là ranh giới pháp lý của chủ quyền quốc gia. Xác lập, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng, ngày 17/6/2003, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Biên giới quốc gia và luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.

Luật Biên giới Quốc gia gồm 6 chương, 41 điều, quy định cụ thể về biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không; chế độ pháp lý về biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới; trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương liên quan.

Theo Luật BGQG năm 2003, chế độ pháp lý, quy chế quản lý và bảo vệ lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do pháp luật Việt Nam quy định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Sự ra đời của Luật Biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đây là lần đầu tiên quy định về các vấn đề biên giới, cả về cương giới trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không đều được thể hiện ở một cấp độ thể chế cao nhất, đó là văn bản Luật.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!