Bảo vệ môi trường vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, người dân vùng cao Lào Cai đã xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo để phát triển kinh tế gắn với gìn giữ môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Tại nhiều địa phương, công tác bảo vệ môi trường đã trở thành phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ở vùng cao.

Năm 2020, gia đình anh Lưu là hộ đầu tiên ở xã Quang Kim, huyện Bát Xát triển khai mô hình nuôi hươu. Không đổ chất thải chăn nuôi trực tiếp ra môi trường tự nhiên, mà anh Lưu tận dụng cỏ khô để lót nền chuồng. Cách làm này vừa giữ ấm, đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi vừa giữ cho môi trường không bị ô nhiễm.

Không chỉ trong sản xuất nông nghiệp, công tác vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi tại nhiều vùng cao. Các mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”; “Tổ Phụ nữ phân loại rác thải tại nguồn”; mô hình “Đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp” được thành lập và phát huy hiệu quả tại nhiều thôn bản vùng cao. Riêng tại thôn Đá Đinh 2, xã Tả Phời, thành phố Lào Cai, hơn 65 gas chứa rác thải mini được xây dựng tại hầu hết các hộ trong thôn. Với cách làm sáng tạo này, thôn Đá Đinh 2 trở thành một trong những thôn, bản tiêu biểu của thành phố Lào Cai trong phong trào giữ vệ sinh môi trường nông thôn.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn nông mới, hết năm 2022, Lào Cai có 25 xã đạt tiêu chí môi trường. Năm 2023, tỉnh phấn đấu sẽ có 60 xã duy trì và đạt tiêu chí môi trường theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

Giữ gìn cảnh quan, môi trường sống lành mạnh. Lấy đó làm nền tảng, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng cao, từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nông thôn vùng cao Lào Cai văn minh, giàu đẹp.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Vũ Thắng -

Hồng Ngọc