4 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp kiệt sức

4 tháng năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khó khăn, khó lường. Tăng trưởng của nhiều nền kinh tế ở gần “bờ vực suy thoái”; xung đột Nga- Ukraine tiếp diễn; Thị trường tài chính, tiền tệ toàn cầu thắt chặt. cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ và Thụy Sĩ nhiều nước cũng bị tác động trong đó có Việt Nam.

Trong nước, đơn hàng sụt giảm, đầu ra khó khăn, chi phí nguyên, nhiên, vật liệu vẫn cao, điện vừa tăng giá, khó tiếp cận vốn…rất nhiều thách thức khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực sản xuất, xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp đã chọn giải pháp đóng cửa hoặc chọn cách co hẹp sản xuất, giảm nhân sự để cầm cự.. Ghi nhận của PV THQHVN.

Sau 2 năm khi bị bào mòn bởi dịch bệnh covid 19, bước vào giai đoạn phục hồi loại hình vận tải hành khách bằng xe taxi này lại gặp phải không ít khó khăn. 4 tháng năm 2023 số lượng hành khách giảm đến 40-60%, doanh thu “âm” trong khi mọi khoản phí, lệ phí từ cầu đường đến lương, BHXH cho người lao động vẫn phải trả..để cầm cự nhiều đơn vị đã bán phương tiện để trả nợ.

Báo cáo kết quả khảo sát PCI 2022 của VCCI tiếp cận tín dụng đã trở thành khó khăn hàng đầu của doanh nghiệp và ngày càng có xu hướng giảm.

Biểu đồ hình cột: TỈ LỆ DOANH NGHIỆP CÓ KHOẢN VAY NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG QUA CÁC NĂM

+ Năm 2017, là 49,4%.

+ Năm 2018 và 2019 tỉ lệ này lần lượt là 45% và 43%.

+ Năm 2020 khi bắt đầu có dịch Covid 19 vẫn là 42,9%.

+ Tuy nhiên đến năm 2021 chỉ còn 35,4% và con số này đến năm 2022 là 17,8%
Trở ngại lớn nhất là việc doanh nghiệp không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp (79,4%).

Trong phiên họp UBTVQH về tình hình kinh tế xã hội mới đây, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng thẳng thắn chia sẻ về tình hình kiệt quệ của doanh nghiệp.

Trước thực trạng này, các thành viên UBTVQH yêu cầu Chính phủ cần nhìn trực diện hơn “Bắt bệnh, bốc thuốc” thậm chí phải “ nội soi sức khoẻ” của các doanh nghiệp để tìm biện pháp tháo gỡ.

Thời gian qua Chính phủ đã có một loạt biện pháp tháo gỡ cho thị trường bằng việc giãn, hoãn thuế, giãn nợ, giảm phí, lệ phí nhưng nhiều chuyên gia cho rằng tốc độ triển khai chính sách còn “ rất chậm”, “ liều lượng” chưa đủ mạnh nên chưa thực sự tạo ra được chuyển biến. 4 tháng đầu năm, đã có hơn 77.000 doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường, tương đương với hơn 600 doanh nghiệp phá sản mỗi ngày.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Quang Sỹ