Dự án hồ chứa nước Ka Pét ở Bình Thuận tăng vốn đầu tư từ 585 tỷ đồng lên 874 tỷ đồng

Chiều 22/5, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày tờ trình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Về điều chỉnh tổng mức đầu tư của Dự án, theo tờ trình, tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 874,089 tỷ đồng (tăng 288,442 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93/2019/QH14 ngày 26/11/2019). Cụ thể:

Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng được xác định là 23,777 tỷ đồng, tăng 12,897 tỷ đồng so với Nghị quyết số 93/2019/QH14 (10,880 tỷ đồng): Do năm 2019, ở giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tổng diện tích đền bù giải phóng mặt bằng đất nông nghiệp của dự án là 12,9ha với chi phí đền bù là 10,880 tỷ đồng. Sau khi xác định lại diện tích theo tài liệu đo đạc khảo sát và hồ sơ thiết kế cơ sở thì tổng diện tích đền bù giải phóng mặt bằng đất nông nghiệp của dự án là 18,01 ha (tăng 5,11 ha). Đồng thời cập nhật lại đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại thời điểm hiện nay theo Quyết định số 37/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019, Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày 08/01/2021 và Quyết định số 09/2022/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của UBND tỉnh Bình Thuận.

Chi phí trồng rừng thay thế 166,692 tỷ đồng (không bao gồm chi phí dự phòng do đã chuyển xuống dự phòng chung toàn dự án), giảm 18,476 tỷ đồng.

Chi phí xây dựng là 438,294 tỷ đồng, tăng 178,602 tỷ đồng (tăng 68,8%) so với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được duyệt (259,692 tỷ đồng).

Chi phí thiết bị là 36,766 tỷ đồng, tăng 7,611 đồng (tăng 26,11 %) so với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được duyệt (29,155 tỷ đồng) do cập nhật lại các thông tư, chế độ, giá vật liệu (sắt, thép) thời điểm hiện tại, bổ sung các thiết bị công trình trên kênh theo hồ sơ điều chỉnh.

Chi phí quản lý dự án là 6,539 tỷ đồng, tăng 2,256 tỷ đồng (tăng 52,663%) so với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được duyệt (4,283 tỷ đồng) do cập nhật lại hệ số theo Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng và do chi phí xây dựng và thiết bị tăng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là 42,238 tỷ đồng, tăng 27,752 tỷ đồng (tăng 191,6 %) so với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được duyệt (14,486 tỷ đồng).

Chi phí khác là 28,116 tỷ đồng, tăng 9,272 tỷ đồng (tăng 49,2 %) do chuyển một số chi phí hạng mục chung lên chi phí xây dựng và tư vấn đầu tư xây dựng cho phù hợp theo các thông tư của Bộ Xây dựng và theo ý kiến của Hội đồng thẩm định nhà nước; bổ sung chi phí phát dọn vệ sinh lòng hồ (5,48 tỷ), chi phí cắm mốc chỉ giới bảo vệ lòng hồ ( 2,0 tỷ), lập phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó tình huống khẩn cấp (0,8 tỷ), điều tra khảo sát xử lý mối, lập hồ sơ và tổ chức và đấu giá lâm sản.

Chi phí dự phòng là 131,667 tỷ đồng, tăng 68,528 tỷ đồng (tăng 108,5%) do cập nhật lại chỉ số giá đến năm gần nhất (2020, 2021) và tính thời gian trượt giá đến năm 2025; chuyển dự phòng công tác trồng rừng thay thế xuống dự phòng chung và cập nhật lại theo các thông tư của Bộ Xây dựng và theo ý kiến của Hội đồng thẩm định nhà nước.

Tối 12/4, tại TPHCM, Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên tổ chức chương trình kỷ niệm 30 năm thành lập (19/4/1994-19/4/2024) với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú.

1 phút

1 phút

Gtel Mobile đã trở lại thị trường với một hình ảnh mới và một tâm thế mới, sẵn sàng cho các dự án đột phá sáng tạo trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.

2 phút

2 phút

“Ta vẫn thấy rõ biết bao niềm vui và sự vô lo trên những gương mặt ấy, đến nỗi ta phát ghen tỵ với người An Nam về ngày lễ thần kỳ này, nó mang đến cho họ, dẫu chỉ vài ngày, ảo ảnh rằng hạnh phúc là có thật”. Đó là những dòng chữ mà bà Hilda Arnhold, ký giả người Pháp, từng sống ở miền Bắc nước ta khi Việt Nam còn là thuộc địa, đã viết về ngày Tết của người Hà Nội đầu thập niên 1940. Những ghi chép thú vị về phong tục, tập quán, lễ hội, cảnh sắc... miền Bắc Việt Nam, trong đó điểm nhấn là Hà Nội đã được bà mô tả trong ký sự “Bắc Kỳ - Phong cảnh và ấn tượng” (Tonkin - Paysages et impressions). Cuốn sách được PGS.TS Đặng Anh Đào và Hoàng Thanh Thủy dịch (NXB Kim Đồng, 2022).

2 phút

2 phút

Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản diễn ra tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) với sự tham gia của 7 thành viên: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - đại diện Quốc tế Cộng sản; đồng chí Trịnh Đình Cửu và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - đại diện Đông Dương cộng sản đảng; đồng chí Châu Văn Liêm và đồng chí Nguyễn Thiệu - đại diện An Nam Cộng sản đảng; đồng chí Lê Hồng Sơn và đồng chí Hồ Tùng Mậu - đại diện cán bộ lãnh đạo tại hải ngoại. Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản đề ngày 18/2/1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết: Ban Trung ương lâm thời gồm có 7 ủy viên chính thức.

4 phút

4 phút

Bài viết đề xuất

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0