Nâng cao ý thức và kĩ năng tiếp nhận thông tin của giáo viên, học sinh, sinh viên

Ngày 02/03, tại cuộc làm việc giữa đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội và các dịch vụ nội dung thông tin, truyền thông khác trên mạng Internet, nhiều ý kiến cho rằng, cần nâng cao kỹ năng tiếp nhận thông tin của giáo viên, học sinh.

 Các ý kiến tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ những tồn tại, bất cập trong việc sử dụng thông tin trên môi trường mạng của học sinh cũng như những khó khăn trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh, sinh viên nhà giáo về Internet, an toàn thông tin, an ninh mạng. Đánh giá cụ thể việc giảng dạy môn tin học ở các cấp học phổ thông và những khó khăn nếu có về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên. 

Ông TÔ HÙNG NAM, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Những hệ thống chung của toàn ngành mà bộ quản lý thì vấn đề an toàn thông tin là rất quan trọng. An toàn thông tin phải chiếm 10%, trong thời gian qua Bộ cũng đã tiến thành thuê các đơn vị trong lĩnh vực công nghệ thông tin để rà soát những lỗ hổng nhằm kịp thời khắc phục những vấn đề trong đảm bảo an toàn thông tin.  Tránh tình trạng những tin tặc lợi dụng hệ thống giáo dục tung những thông tin sai lệch gây nguy hiểm”

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ đã tập trung nhiều vào việc quản lý thông tin trên môi trường mạng trong giai đoạn học trực tuyến. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Tin học trở thành môn học bắt buộc với tất cả học sinh từ lớp 3. Nội dung khai sử dụng Internet an toàn, lành mạnh được triển khai vào chương trình Tin học từ lớp 3 đến lớp 12 thông qua chủ đề dạy học Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số.

Bà NGÔ THỊ MINH, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: “ Chỉ đạo rất quyết liệt để an toàn trong dạy và học trực tuyến, ban tham mưu xem xét nghị định có vướng mắc gì ? , thông tư 09 các đồng chí thấy ngay về chiệc chuyển sang học trực tuyến, áp dụng công nghệ thông tin quản lý môi trường mạng trong quá trình chuyển đổi từ học trực tiếp sang học trực tuyến. Các đồng chí trong đoàn cũng đưa ra các vấn đề về hậu quả của việc học trực tuyến dài ngày như thiết bị số không đảm bảo, đường truyền mạng không ổn định…”

Kết luận buổi làm việc, Phóc Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Đặng Xuân Phương ghi nhận các ý kiến đồng thời đề nghị Bộ GD&ĐT sớm có giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục an toàn thông tin mạng cho học sinh, sinh viên. Đồng thời cần quan tâm hơn nữa tới đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giảng dạy tin học trong nhà trường; có các giải pháp nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, sinh viên về ý thức và kĩ năng tiếp nhận thông tin.

Ông ĐẶNG XUÂN PHƯƠNG, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: “Qua khảo sát một số địa phương chúng tôi nhận thấy rằng, nhiều tỉnh và địa phương cũng đã đề nghị việc quan tâm kể cả biên chế nhân sự  cho việc thực hiện công việc an toàn thông tin và an ninh mạng. Hiện nay đa số trường đều sử dụng giáo viên dạy tin học để thực hiện công việc này. Vậy vấn đề đặt ra là chế độ chính sách đặt ra cho đội ngũ này như thế nào? ”
PCN Đặng Xuân Phương cũng lưu ý, việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong trong bối cảnh chuyển đổi số; cần lồng ghép các môn học kĩ năng sử dụng thông tin trên mạng cho học sinh, sinh viên vào các môn học khác./.
 

Quang Sỹ