Vướng mắc về chính sách hạn chế hoạt động của các phòng thí nghiệm quốc gia

Đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm việc với Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020”

Báo cáo của Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc hóa dầu cho thấy, đơn vị này không có kinh phí hỗ trợ hoạt động chi thường xuyên, hạn chế nguồn vốn cho đầu tư nghiên cứu, bên cạnh đó lại vướng về cơ chế, chính sách khiến hoạt động nghiên cứu bị bó buộc.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị Phòng Nghiên cứu cần chỉ ra rõ những vướng mắc nào, ở đâu nhất là khi đang thực hiện cơ chế tự chủ từ năm 2011.

Theo các chuyên gia, trong những năm 2000, Nhà nước ta đã đầu tư khoảng 2000 tỷ cho các phòng thí nghiệm trọng điểm, tuy nhiên, các phòng thí nghiệm này hoạt động như thế nào, đóng góp ra sao, khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các nhà khoa học rất cần được tổng kết, đánh giá.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh cho rằng, để đánh giá hết vai trò, hiệu qủa của 16 phòng thí nghiệm, cần phải tính đến việc tái cơ cấu như thế nào, nêu bật chức năng ra sao để các phòng Thí nghiệm là lá cờ đầu dẫn dắt cho nghiên cứu cơ bản, chứ không phải để các đơn vị hoạt động theo kiểu “mạnh ai người nấy làm”. Đối với những vướng mắc tại nghị định 70 về xử lý tài sản hay Thông tư 27 , thông tư 55, đại biểu đề nghị các Bộ và Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc, hóa dầu cung cấp đầy đủ bởi vướng ở đâu thì rõ nguyên nhân ở đấy, qua đó mới có cơ sở đề nghị các Bộ, ngành liên quan sửa đổ cho phù hợp.

Đại biểu cũng thông tin, Luật Khoa học và Công nghệ cũng đang trong kê hoạch 81, rà soát, sủa đổi trong nhiệm kỳ Quố hội khóa XV.

Bích Hạnh