Viễn cảnh đối đầu phương Tây khi Nga sáp nhập lãnh thổ Ukraine

Crimea , trong một cuộc trưng cầu ý dân năm 2014, đã trở thành một phần lãnh thổ của Nga. Mỹ và Phương Tây khi đó đã quyết liệt phản đối hành động này, bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Còn hiện nay, ngoài các lệnh trừng phạt ra, thì còn một cuộc xung đột đang leo thang ở Ukraine.

Khi các khu vực nói trên nói có với việc sáp nhập vào Nga, trở thành lãnh thổ của Nga, thì khả năng đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và phương Tây đã được đề cập đến.  

Nước CH Donetsk tự xưng và CHND Luhansk tự xưng đã được Tổng thống Putin công nhận là các quốc gia độc lập ngay trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2. Các khu vực Kherson và Zaporizhzhia thì hiện vẫn chưa được Nga công nhận.

Nếu kết quả các cuộc trưng cầu ý dân nói “có” với việc sáp nhập vào Nga, và được Nga công nhận, thì với Crimea và 4 vùng lãnh thổ mới, Nga sẽ giành được một khu vực có diện tích khoảng 120.000km2, tương đương với bang Pennsylvania của Mỹ, còn Ukraine sẽ mất khoảng 1/5 lãnh thổ hiện tại.

HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG

Ngoại trưởng Mỹ ANTONY BLINKEN: "Tôi xin nói rõ: nếu những cuộc trưng cầu ý dân này được tiến hành và Nga có ý định sáp nhập các vùng lãnh thổ Ukraine, Mỹ sẽ không bao giờ, không bao giờ công nhận."

Ông ROBERT HABECK, Phó Thủ tướng Đức: "Đây sẽ là một bước đi tồi tệ và sai lầm nữa của Nga. Chúng tôi sẽ thảo luận và tham khảo ý kiến các bên để ứng phó. Trong mọi trường hợp, Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ đầy đủ cho Ukraine trong thời điểm khó khăn này."

Các chuyên gia nhận định, nếu Nga sáp nhập các vùng lãnh thổ mới này, nguy cơ xảy ra đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và liên minh quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) có thể xảy ra, một kịch bản mà Tổng thống Mỹ Joe Biden từng cho rằng có thể dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ ba, vì các thành viên NATO đang cung cấp vũ khí và cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine. Một lưu ý là, Học thuyết hạt nhân của Nga đang cho phép sử dụng các loại vũ khí hạt nhân nếu nước này bị tấn công bằng hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, hoặc nếu Mátxcơva phải đối mặt với mối đe dọa hiện hữu từ vũ khí thông thường.

Với tình hình chiến sự vẫn còn đang diễn biến ác liệt trên thực địa, những diễn biến cùng toan tính của các bên hiện nay có thể đẩy cuộc xung đột đến một điểm căng thẳng mới không có lợi cho bất cứ bên nào.

Hồng Nhung