Trực diện “bắt bệnh” nền kinh tế

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa đi qua tuần đầu tiên, 1 phần 4 kỳ họp, với một tinh thần tập trung cao độ, trách nhiệm và hiệu quả cho cả ba nhiệm vụ lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của nền kinh tế.

Tiếp theo chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các đại biểu quốc hội phát huy dân chủ, nghiên cứu kỹ lưỡng, thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng để các quyết sách của Quốc hội thực sự đồng hành, hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp. Thảo luận về báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ, các đại biểu đã thẳng thắn phân tích những thách thức, bắt trúng các căn bệnh nội tại của nền kinh tế để kiến nghị các các giải pháp ngắn hạn và dài hạn phục hồi tăng trưởng.

BỨC TRANH KINH TẾ NHIỀU GAM MÀU XÁM

Kinh tế 2023 - bức tranh nhiều gam màu xám hiện lên rõ nét trong báo cáo thẩm tra kinh tế - xã hội đã được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế trình bày trước Quốc hội ngay trong ngày đầu tiên của kỳ họp. C ác động lực chính của tăng trưởng là xuất khẩu, thu hút vốn ngoại, sản xuất công nghiệp, đầu tư công đều giảm. Chỉ số tăng hiếm hoi... lại là số DN phá sản: tăng 25%

NGHỊCH LÝ “CÓ TIỀN KHÔNG TIÊU ĐƯỢC" “CỤC MÁU ĐÔNG” 1 TRIỆU TỶ ĐỒNG

Hơn 1 triệu tỷ đồng là con số tồn dư ngân quỹ nhà nước đang gửi ở hệ thống ngân hang với lãi suất thấp. Nghịch lý “có tiền không tiêu được” - Trong khi DN khát vốn, chạy vạy từng đồng, thì 1 triệu tỷ đồng này lại “đắp chiếu”.... chủ yếu do tắc kênh giải ngân đầu tư công. Đ ây là "cục máu đông" gây tắc nghẽn dòng tiền , làm mất đi động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

 

NGHỊCH LÝ “ THỪA ĐIỆN NHƯNG VẪN PHẢI NHẬP KHẨU ĐIỆN ”
 
EVN liên tục báo lỗ trong khi các công ty thành viên lãi cao;
 
Điện gió, điện mặt trời dư thừa trong khi vẫn phải đi nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc.
 
Các đại biểu thẳng thắn phân tích nghịch lý “Thừa điện nhưng vẫn phải nhập khẩu điện”, gây lãng phí nguồn lực nghiêm trọng, dẫn đến an ninh năng lượng thiếu bền vững.
 
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!