Trăn trở với việc truyền giữ âm vang cồng chiêng

Với đồng bào Tây Nguyên, cồng chiêng là báu vật, được xem là “linh hồn của dân tộc”, gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, việc gìn giữ và truyền lại nhịp cồng chiêng cho con cháu gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, đồng bào các dân tộc, nhất là các nghệ nhân luôn trăn trở, tìm cách gìn giữ “thanh âm đại ngàn”.

Đồng bào Tây Nguyên cũng đã có nhiều cách để bảo tồn cồng chiêng như: sưu tầm, trưng bày; gắn cồng chiêng với lễ hội, du lịch,… để vừa gìn giữ văn hoá, vừa phát triển kinh tế. Tuy vậy, các bộ chiêng đang ít dần, vẫn còn hiện tượng mua bán, huỷ hoại cồng chiêng. Việc bảo tồn tiếng chiêng còn khó khăn do kinh phí hạn hẹp. Một số bạn trẻ không mặn mà với học chiêng. Đặc biệt, những nghệ nhân ví như “báu vật sống” nắm giữ giá trị của loại hình văn hóa phi vật thể này đang dần suy giảm do tuổi cao, sức yếu. Nếu không có giải pháp lâu dài, cồng chiêng đang đứng trước nguy cơ chỉ còn trong trí nhớ của những nghệ nhân này.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Đức Hưng