Trách nhiệm của cơ quan quản lý như thế nào trong việc chi sai nợ BHXH?

Tại phiên họp sáng 31/5, quan tâm đến các chỉ tiêu cụ thể về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người lao động, đại biểu Trần Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre cho rằng, mặc dù chỉ tiêu đạt được nhưng băn khoăn về tính bền vững và bất cập liên quan đến lĩnh vực này đã được báo cáo kiểm toán nêu.

Tình trạng nợ bảo hiểm xã hội chậm đóng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khá cao và đến nay chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết căn cơ. Số nợ đóng chậm đóng bảo hiểm đến hết năm 2021 là 16.350 tỷ đồng, còn thu trung 4.815 trường hợp bảo hiểm xã hội bắt buộc; thu hơn 100.000 bảo hiểm y tế trùng giữa ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ đóng; thu trung hơn 8.000 thẻ bảo hiểm y tế; chi trùng, chi sai bảo hiểm thất nghiệp cần phải thu hồi khoảng 3.000 trường hợp. 

Đại biểu cho biết, hàng tháng chủ sử dụng lao động và người lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, sang tháng thứ hai, tháng thứ ba không đóng thì cơ quan quản lý sẽ biết. Đại biểu đặt câu hỏi tại sao cơ quan bảo hiểm xã hội không xử lý, mà để kéo dài trong suốt thời gian gian qua; trách nhiệm kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước như thế nào? Những khoản chi sai, chi trùng, nợ bảo hiểm xã hội của người lao động tồn đọng nhiều năm qua có phải là lãng phí nguồn lực, cơ thể của hàng triệu người lao động hay không?...

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!