• 1975 lượt xem
  • 02:12 29/07/2022
  • Kinh tế

Thêm 6,6 triệu người nghèo về thu nhập do đại dịch Covid-19

Giai đoạn 2021-2025 với chuẩn nghèo đa chiều cao hơn và khắt khe hơn đã cho thấy quyết tâm của Chính phủ. Tuy nhiên, việc duy trì hiệu quả giảm nghèo bền vững sẽ không dễ dàng, đặc biệt là trước những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. Đây là nhận định được các đại biểu, chuyên gia nhấn mạnh tại Lễ công bố Báo cáo Nghèo đa chiều 2021 sáng ngày 28/7 tại Hà Nội.

Mặc dù chưa có số liệu chính thức về tác động của đại dịch đến nghèo nhất thời về thu nhập trong năm 2021. Tuy nhiên, qua nghiên cứu của nhóm tác giả thực hiện báo cáo cho thấy: Tỷ lệ nghèo nhất thời về thu nhập đã tăng vọt từ 3,85% vào quý 1 năm 2020 lên 10,59% trong quý 3 năm 2021. Tương ứng số lượng người nghèo về thu nhập đã tăng thêm khoảng 6,6 triệu người. 

Ông TÔ ĐỨC, Chánh văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội:Do tác động tiêu cực của đại dịch covid 19, đã có nhiều hộ nghèo đã ko thoát được nghèo, thậm chí tái nghèo, đối với người dân nói chung đặc biệt người nghèo trong bối cản covid có nhiều thách thức, nhất là giảm thu nhập, thiếu việc làm và mất việc làm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người nghèo.”

Ông HẦU A LỀNH, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: “Chúng ta thấy tác động của biến đổi khí hậu rất lớn hay là dịch bệnh là minh chứng trong 3 năm vừa qua, ảnh hưởng đến kết quả giảm nghèo đã rất cố gắng của chúng ta, nhưng chỉ cần 1 tác động đó thôi có thể làm kết quả của chúng ta bị xóa bỏ phải làm lại từ đầu.”

Báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ nghèo thu nhập ở khu vực đô thị tăng mạnh trong quý 3 năm 2021 mà nguyên nhân là do phong tỏa kéo dài được thực hiện tại nhiều đô thị lớn. Để duy trì giảm nghèo đa chiều nhanh chóng đến năm 2030 các chuyên gia khuyến nghị, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp tổng thể và toàn diện để thúc đẩy việc làm có năng suất, cung cấp dịch vụ xã hội và và mở rộng diện bao phủ cũng như nâng cao chất lượng của hệ thống an sinh xã hội dành cho tất cả mọi người.

Anh Đức