Tháo gỡ vướng mắc thể chế nhưng cần chặt chẽ

Tiếp tục chương tình Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, sáng 06/01 Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Theo đại biểu Phan Đức Hiếu, việc sửa đổi điều 217 về doanh nghiệp quốc phòng an ninh trong Luật doanh nghiệp, là phù hợp với xu hướng tất yếu về cơ cấu lại doanh nghiệp.
 

Ông Phan Đức Hiếu - Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình: “Hiện nay xu huơng cơ cấu lại doanh nghiệp thì ko dàn hàng ngang mà chuyển sang công ty mẹ và công ty con. Sửa điều 217 …cho phép các doanh nghiệp con có thể được coi là doanh nghiệp quốc phòng an ninh…việc sửa đổi là cần thiết, phù hợp với xu thế.Tuy nhiên cũng có băn khoăn, hiện có những doanh nghiệp đang là f1 nhưng chưa phải doanh nghiệp quốc phòng an ninh thì có thành lạm dụng ko? Cá nhân tôi cho rằng ko…”

Sửa đổi khoản 1 điều 75 Luật đầu tư, bản chất là sửa đổi khoản 1 điều 23 Luật Nhà ở, nhưng điểm C khoản 1 điều 75 lại đang mâu thuẫn với Khoản 4 điều 29, vì khoản 4 điều 29 cho cho phép nhà đầu tư, nhà ở thương mại có được quyền sử dụng đất rồi sẽ được phép chấp thuận đầu tư dự án và được triển khai dự án nhà ở thương mại, nghĩa là không phân biệt hình thức sử dụng đất. Tuy nhiên, với khoản 1 điều 75 khi chưa phải là đất ở, sẽ cần phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển từ đất đó sang đất ở, mới được triển khai dự án. Đây là sự mâu thuẫn lớn, mà Luật cần phải sửa.

Ông Trần Văn Lâm - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang: “Theo luật chuyển là phải đấu thấu nhưng đây k phải đấu thầu,..các nhà đầu tư đang mong sửa đc chỗ này hiện còn hơn 200 dự án đang ngóng đợi chỗ này. Đề nghị sửa luật thôings nhất 2 điểm này vứoi nhau..”

Một số ý khác cho rằng, một khi các loại đất khác được chuyển đổi sang đất ở thì giá trị đã có sự thay đổi rất lớn, nếu không quy định chặt chẽ sẽ tạo kẽ hở cho việc trục lợi chính sách, do đó cần phải quy định rất cụ thể. Tháo gỡ vướng mắc về thể chế nhưng phải làm chặt chẽ để tránh trục lợi.