Tạo lập tính pháp lý cho hợp đồng điện tử

Việc hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, cũng như với các điều kiện, nghĩa vụ và quy trình đăng ký hoạt động đối với các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử theo Nghị định 85 có ý nghĩa quan trọng. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho các giao dịch, giao kết hợp đồng cho các chủ thể trên môi trường thương mại điện tử.

Sách trắng Thương mại điện tử 2021 cho biết,  có 33% doanh nghiệp được khảo sát đã ứng dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 việc sử dụng hợp đồng, chứng từ bằng giấy thông thường gặp nhiều khó khăn. Việc giao dịch này giúp doanh nghiệp tiết kiệm 70% chi phí. Với việc tạo hành lang pháp lý hợp đồng điện từ, cùng với đó là hoàn thiện quy trình hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử, giúp các doanh nghiệp yên tâm đẩy mạnh giao dịch qua hợp đồng điện tử

Ông ĐẶNG HOÀNG HẢI, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương: “ Với Nghị định 85 sẽ tại ra cuộc cách mạng cho ứng dụng hợp đồng điện tử  tại Việt Nam. Hợp đồng điện tử không chỉ dùng cho 2 bên mà cả bên thứ 3. Nghị định 85 sẽ tạo ra tính xác thực của Hợp đồng điện tử, và với tính xác thực như vậy thì đảm bảo tính toàn vẹn của hợp đồng dt, tính bảo mậtvà lưu trữ lâu dài. ngoài tính tiết kiệm về thời gian và chi phí trong in ấn và tiết kiệm thời gian, chi phi, đặc biệt là giải quyết thủ tục của bên thứ 3 mà không cần công chứng”

Một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy hợp đồng điện tử đó là việc phát triển trục hợp đồng điện tử gồm 6 đơn vị sẽ cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ, cổng tra cứu, xác thực hợp đồng điện tử cho bên thứ 3 an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, bảo mật. Các hệ thống này sẽ được vận hành trong đầu tháng 7.

Ông NGUYỄN TRỌNG NGHĨA, Phó Tổng Giám đốc Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone: “ Chuyển đổi số không còn từng doanh nghiệp nữa và các doanh nghiệp với nhau. Việc tạo hành lang pháp lý  cho hợp đồng điện tử là rất quan trọng, Với vai trò là 1 nhà cung cấp thì chúng tôi hiểu rõ trách nhiệm của mình để đảm bảo hệ thống hợp đồng điện từ, được xác thực định danh, cùng chính phủ hiện thực hoá mục tiêu để từng người dân tham gia được hợp đồng điện tử”

Ông DƯƠNG DŨNG TRIỀU, Chủ tich Hệ thống công ty FPT: “ Hiện các Doanh nghiệp vướng mắc nhiều trong sử dụng hợp đồng giấy, các DN có thể sử dụng hợp đồng điện từ, và có vấn đề gì thì có thể có đầy đủ pháp lý để giải quyết các tranh chấp. Trước kia khi sử dụng chúng từ điện tử trước kia phải thuê của nước ngoài giá rất cao, nhưng FPT đã hoàn toàn có thể hỗ trợ DN sử dụng hợp đồng điện tử trên hạ tầng chung kết nối với bộ công thương, cung cấp tính, xác thực của Hợp đồng điện tử là bước tiến quan trọng thúc đẩy hợp đồng điện tử tại Việt Nam. 

Với việc hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ bên thứ 3 như ngân hàng, kiểm toán, cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan thuế, các đơn vị liên quan khác; đảm bảo có thể kiểm tra, xác thực được giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử gắn kèm với các quy chế về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, xử lý các yếu tố phát sinh trong quá trình giao kết và thực thi hợp đồng. Điều này giúp cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các bên thứ 3 có một cơ quan trung gian đủ tin cậy để giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện giao kết, hợp đồng dưới dạng điện tử.

Thế Anh