Tạo cơ chế để TPHCM phát triển tương xứng với vai trò, vị trí

Nghị quyết số 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2017. Qua 5 năm thực hiện, thành phố đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Ngoại trừ các năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, kinh tế thành phố liên tục tăng trưởng cao, bình quân hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2019 đạt 7,72%, cao hơn so với mức 7,22% của giai đoạn 2011 - 2015.

Tại kỳ họp Quốc hội thứ 4 vừa qua, khi cho ý kiến về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 54 đến hết ngày 31/12/2023 trước khi xây dựng ban hành Nghị quyết mới, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần tổng kết, đánh giá kỹ việc triển khai thực hiện nghị quyết, nhất là nguyên nhân của việc một số chính sách đặc thù chưa được triển khai, để làm cơ sở cho việc xây dựng, ban hành nghị quyết mới.

Theo đánh giá của thành phố, với việc thực hiện nghị quyết, tiến độ triển khai các dự án nhóm A được đẩy nhanh hơn, chính sách chi thu nhập tăng thêm được thực hiện công khai, minh bạch, góp phần cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, khơi gợi tinh thần lao động sáng tạo, nâng cao hiệu quả làm việc, củng cố và nâng cao chất lượng bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì cũng còn nhiều vướng mắc hạn chế. Nghị quyết 54 giao cho 4 nhóm chính sách lớn, nhưng quá trình triển khai, nhiều chính sách chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Trong đó, 3 chính sách lớn như tạo nguồn để cải cách tiền lương; Ban hành các lệnh phí, lệ phí và việc hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền với đất theo quy định vẫn chưa thể đạt mục tiêu như kỳ vọng.

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam