Tăng cường thực thi pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu và đất đai để ngăn tham nhũng

Thảo luận về Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022, một số đại biểu đề nghị Chính phủ cần đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu và lĩnh vực đất đai, cụ thể là tăng cường thực thi pháp luật và xử lý nghiêm hành vi sử dụng đất bất hợp pháp.

Khẳng định, qua theo dõi các vụ án, vụ việc liên quan đến hoạt động đấu thầu thời gian qua xuất hiện 5 chiêu trò phổ biến được sử dụng để lách luật trong hoạt động đấu thầu. Cụ thể là hành vi chia nhỏ gói thầu; cài cắm các điều khoản để chèn nhà thầu “quen”; thiết lập liên minh “quân xanh - quân đỏ” để thông thầu; móc ngoặc với thẩm định giá để nâng khống gói thầu và tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực khác trong hoạt động đấu thầu.Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Đoàn Bắc Kạn kiến nghị các cơ quan thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử hướng hoạt động vào mảng đấu thầu, nhất là với các sự việc dư luận có nhiều phản ánh để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm.

Liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng nhưng ở lĩnh vực đất đai, đại biểu Lê Thanh Hoàn đoàn Thanh Hóa đề nghị trong thời gian tới, Chính phủ cần đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh này, cụ thể là tăng cường thực thi pháp luật và xử lý nghiêm hành vi sử dụng đất bất hợp pháp.

Các đại biểu cũng khẳng định, phòng, chống tham nhũng chỉ có thể làm được tốt hơn, hiệu quả hơn khi có sự vào cuộc của cả xã hội, nhất là của Nhân dân và của quần chúng. Do đó, cần phổ biến chính sách pháp luật nhiều hơn, rộng hơn; phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan, nhất là cơ quan dân cử các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình!