Sức mua tăng nhẹ, vẫn lo lạm phát

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết: Sức mua tăng tới 15,8% đang tiếp đà phục hồi của năm 2022 sau thời gian chậm lại vì dịch Covid-19. Cộng thêm chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng cao, sức mua nửa cuối năm sẽ không cao mà sẽ dần chậm lại từ quý 2. Tuy nhiên, sức ép lạm phát thì vẫn còn đó.

Với lượng hàng hóa chuẩn bị Tết dồi dào 351 tỷ đồng cùng chương trình khuyến mãi, hệ thống bán lẻ này đã có 1 mùa tết khá thành công.

Theo Tổng cục Thống kê, do tháng 1 năm nay rơi trọn dịp Tết nguyên đán, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2023 ước đạt 544,8 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, loại trừ yếu tố giá tăng 15,8% - là mức tăng khá. Tuy nhiên, điều này là có nguyên nhân.

Sau tết, sức mua trên thị trường chậm hơn, theo doanh nghiệp ngành thời trang này, đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm của doanh nghiệp đều giảm giá 30-40%, thậm chí đến 60% nhưng sức tiêu thụ cũng rất chậm, khiến doanh thu cũng giảm 20-30% so với mọi năm.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sức ép lạm phát vẫn còn đó, khi giá cả 1 loạt mặt hàng trước sức ép điều chỉnh tăng như xăng dầu, giá điện, giá học phí chưa điều chỉnh tăng thời gian qua.

Để đảm bảo bình ổn thị trường giá cả, và mục tiêu kiểm soát lạm phát 4,5% theo chỉ tiêu Quốc hội giao, Bộ Tài chính cũng nêu một số kiến nghị và các biện pháp bình ổn thị trường giá cả sau Tết, thời điểm bắt đầu là thời điểm của Lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có xu hướng tăng. Đối với các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai việc tính toán, đánh giá tác động, chuẩn bị phương án để bảo đảm ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Diệu Huyền