• 2944 lượt xem
  • 05:33 27/10/2022
  • Kinh tế

Sơn La: Nữ giám đốc vực dậy thương hiệu chè Phỏng Lái bên bờ vực phá sản

Cây chè bám rễ trên đất Phỏng Lái huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La hơn 40 năm trước, song người dân ở đây có thời điểm đã phải chặt phá chè để trồng ngô trồng sắn và cây ăn quả. Năm 2013, một số đơn vị sản xuất, kinh doanh chè tại tỉnh Sơn La phá sản, sản phẩm chè của bà con ế ẩm. Đó cũng là lúc chị Nguyễn Thị Bình quyết định thành lập HTX sản xuất, Kinh doanh và Dịch vụ tổng hợp Bình Thuận.

 HTX như một chiếc phao cứu sinh cho người nông dân trồng chè khi đã cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho bà con địa phương. Vượt qua muôn vàn khó khăn, sau gần 10 năm ròng rã, thương hiệu chè Trọng Nguyên của huyện Thuận Châu đã đạt sản phẩm OCOP 4 sao và có một chỗ đứng trên bản đồ tinh hoa nông sản Việt. Hãy cùng chúng tôi lắng nghe câu chuyện của chị.

Chị NGUYỄN THỊ BÌNH – Giám đốc HTX sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La: “Tôi sinh ra và lớn lên ở đất Phỏng Lái này. Từ những năm 80m thì ở đây đã đưa giống chè về trồng. Ngày xưa thì điều kiện chế biến rất thủ công, nhỏ lẻ. HTX thành lập năm 2013, lúc đó thì chưa được giao vùng nguyên liệu, còn rất khó khăn. Đến 2015 được giao vùngnguyeen liệu hơn 300ha. Chúng tôi tuyên truyền và cam kết bao tiêu sản phẩm, với hình thức là hợp đồng liên kết với bà con. Cũng động viên bà con là mặc dù cây chè không giàu nhanh nhưng mà chống được đói vì tháng giáp hạt cuối tháng 2 đầu tháng 3 thì thu vụ chè xuân thì bà con có thu nhập. Thấy được hiệu quả giá cả lại ổn định nên bà con quay lại trồng chè”.

Chị LÊ THỊ NA – Bản Kiến Xương, xã Phỏng Lái huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La: “Việc trồng chè của gia đình và các hộ khác đã được HTX Bình thuận bao tiêu sản phẩm và tạo thu nhập ổn định, đem lại đời sống cho nhân dân trên địa bàn rất là tốt, nên là gia đình tôi đã quyết tâm bám trụ với cây chè và chăm sóc chè ngày càng tốt hơn”

Chị NGUYỄN THỊ BÌNH – Giám đốc HTX sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La: "Thời điểm cuối 2016 – 2017 là bị tồn gần 100 tấn chè vì khi kiểm tra có dư lượng bảo vệ thực vật, bị đơn vị trung gian họ ngừng mua. HTX tuyên truyền cho bà con hướng dẫn phun phải cách ly đúng hạn, sử dụng các loại thuốc cho phép. Sau một thời gian bà con đã nhận thức được giá trị của sản phẩm sạch nên đã chấp hành tốt. HIện tại lên tới 1.300ha. Cuối 2018 thì đã làm thương hiệu tập thể cho chè Phỏng Lái. Cuối 2019 thì HTX đã xây dựng thành công thương hiệu chè Trọng Nguyên. Và đã đạt OCOP bốn sao”.

Phóng viên Thuý Hà: "Đây là một trong những diện tích chè được trồng chăm sóc theo hướng hữu cơ mà HTX Bình Thuận ký cam kết với bà con nông dân. Đây được coi là hướng đi bền vững mà HTX Bình Thuận lựa chọn để thương hiệu chè Trọng Nguyên ngày càng có chỗ đững vững chắc hơn”.

Thúy Hà