Quy hoạch cảng biển chi tiết phải bám sát tốc độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền

Việc lập quy hoạch nhóm cảng biển, đảm bảo tuân thủ Luật quy hoạch năm 2017 là tiền đề để hoạch định chính sách phát triển cảng biển đồng hộ, hỗ trợ khai thác cảng biển và các hoạt động vận tải nói chung. Đây là ý kiến của nhiều chuyên gia tại Hội thảo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển được tổ chức vào chiều 8/11.

Cách đây hơn 1 năm, quy hoạch cảng biển Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt. Bộ GTVT đã tổ chức lập quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành, trong đó cụ thể hoá bằng việc triển khai quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Hiện nay, quy mô cầu bến gấp khoảng 4,5 lần so với trước đây, các bến cảng đã tiếp nhận được được các tàu lớn, hệ thống cảng biển đã thiết lập được các tuyến hành lang vận tải nhộn nhịp nhất. Tuy nhiên, trong các quy hoạch trước đây, việc dự báo chi tiết cho từng nhóm cảng chưa theo sát được với tốc độ phát triển KT-XH giữa các vùng miền. Việc thực hiện đồng bộ hoá quy hoạch ngành, trong đó quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển là tiền đề quan trọng xử lý các bất cập này.

Đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hoá lĩnh vực hàng hải chiếm 23,1%. Tổng lượng hàng hoá thông qua cảng biển tăng trưởng 13,3% giai đoạn 2015-20220. Riêng hệ thống cảng cạn, hiện cả nước đã đưa vào khai thác 10 cảng cạn, 6 cảng thông quan nội địa ICD. Khối lượng hàng thông qua hệ thống cảng cạn chỉ chiếm 10%. Để hỗ trợ cảng biển, tăng hiệu quả chuỗi dịch vụ logistics thì phát triển cảng cạn là xu thế của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình!

Ngọc Tuấn