• 1016 lượt xem
  • 16:05 19/02/2023
  • Kinh tế

Quỹ bình ổn xăng dầu có thực sự bình ổn?

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và 83/2014/NĐ-CP về quản lý, điều hành giá xăng dầu, trong đó việc quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo các chuyên gia, cần xem xét vai trò của Quỹ bình ổn xăng dầu thời gian qua ? Và có nên bỏ quỹ bình ổn để mặt hàng xăng dầu vận hành theo thị trường, để khắc phục triệt để những bất cập hiện nay?

Theo quy định tại khoản 26 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP: Quỹ bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước; toàn bộ nguồn trích lập, chi sử dụng để tham gia điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu bình ổn giá bán xăng dầu trong nước. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Quỹ này được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể là 300 đồng/lít đối với các loại xăng, các loại dầu diesel, dầu hỏa và 300 đồng/kg đối với các loại dầu mazut theo thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa. Và đây là một yếu tố cấu thành giá cơ sở và giá bán của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Việc trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thực hiện đồng thời với kỳ điều hành giá cơ sở. Với việc quỹ hoạt động theo nguyên tắc trích lập trước để chi sau qua giá, đã không giúp hạ thấp chi phí xăng dầu. Nhất là thời điểm năm 2022 khi giá xăng, dầu thế giới liên tục biến động thì có thời điểm Quỹ vẫn trích lập ngay cả khi giá xăng dầu tăng và chi quỹ khi giá giảm.

Tại dự thảo, Bộ Công thương đề xuất 3 phương án: 1 là vẫn giữ nguyên quy định về quản lý gía xăng dầu, hai là tiếp tục giữ công cụ bình ổn gía xăng dầu,và nhà nước chỉ can thiệp việc điều chỉnh mức trích lập khi có biến động tăng 10% hoặc giảm 7%; ba là bỏ quỹ bình ổn xăng dầu, để doanh nghệp tự xác định chi phí thực tế cùng với chi phí do nhà nước công bố. Các chuyên gia và doanh nghiệp nghiêng về phương án nên bỏ quỹ bỉnh ổn

Tại hội thảo góp ý Nghị định sửa đổi nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm trưởng Ban pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho biết, trong văn bản góp ý dự thảo Nghị định gửi Chính phủ, VCCI cũng đề xuất nên bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!  

Anh Tuấn