Quốc gia châu Âu nào đang hưởng lợi lớn từ xung đột Nga - Ukraine?

Na Uy đã thay thế Nga trở thành nguồn cung cấp khí đốt lớn nhất của EU và dòng tiền đang đổ vào nước này, do các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây đang dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung khí đốt.

Oslo dự kiến ​​thu về khoảng 94 tỷ euro từ ngành dầu khí trong năm nay, so với khoảng 65 tỷ euro vào năm ngoái. Quỹ tài sản có chủ quyền của Na Uy, quản lý thu nhập từ dầu mỏ của nước này, có giá trị hiện tại khoảng 1,2 nghìn tỷ euro, tương đương khoảng 250.000 euro cho mỗi công dân. Chính phủ trung tả của quốc gia Bắc u trên (gồm Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Trung tâm) lập luận rằng Na Uy không nên bị đổ lỗi vì các lực lượng thị trường nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.

Nhưng Rasmus Hansson, một cựu lãnh đạo của Đảng Xanh Na Uy, không ủng hộ lập luận của chính phủ. “Tôi nghĩ rằng, Na Uy quá ích kỷ. Chúng ta đang thu được một khoản lợi nhuận rất lớn, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu số tiền đó có nên thuộc về chúng ta hay không khi thu nhập tăng thêm có nguồn gốc từ cuộc xung đột ở Ukraine?”, ông Hansson nói.

Theo ông Hansson, lợi nhuận đó nên được chuyển vào quỹ đoàn kết dùng để tái thiết Ukraine sau xung đột. Ông cho biết, các chuyên gia nên đặt mức giá khí đốt "bình thường" và lợi nhuận trên cần được cho đi.

Quan điểm của ông Hansson đang gây tiếng vang ở những nơi khác của Châu u. Thủ tướng Ba Lan từng nói, Na Uy nên chia sẻ lợi nhuận “khổng lồ” do giá dầu và khí đốt tăng cao, đặc biệt là với Ukraine. Bộ trưởng chuyển đổi sinh thái của Tây Ban Nha gần đây đã gọi giá khí đốt trả cho Na Uy là “đáng lo ngại”. Brussels cũng có ý tưởng tương tự. Chủ tịch Ursula Von der Leyen cho biết, bà đang thảo luận với Na Uy về việc thành lập một nhóm đặc biệt để xem xét “làm thế nào chúng ta có thể hạ giá một cách hợp lý”.

Cho đến nay, xung đột và cuộc khủng hoảng năng lượng của Châu u dường như chưa ảnh hưởng nhiều đến Na Uy. Triển vọng kinh tế của Na Uy hiện có vẻ tương đối tốt, với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 3% và giá nhà vẫn tăng bất chấp lãi suất cao hơn.

(*) Nguồn: TTXVN