PGS.NGƯT Đặng Thị Hạnh - con gái GS Đặng Thai Mai qua đời ở tuổi 94

Phó giáo sư, Nhà giáo Ưu tú Đặng Thị Hạnh - tác giả cuốn hồi ức ‘Cô bé nhìn mưa’, con gái của Giáo sư Đặng Thai Mai - đã qua đời ngày 24/5, hưởng thọ 94 tuổi.

Bà Đặng Thị Hạnh sinh năm 1930, tại quê ngoại làng Quỳnh Đôi, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Xuất thân trong một gia đình danh giá, bà là con gái thứ hai của GS Đặng Thai Mai (1902 - 1984), Đại biểu Quốc hội khóa I tỉnh Nghệ An, Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục (1946).

PGS Đặng Thị Hạnh - ảnh: Thành Long. 

 Bà Đặng Thị Hạnh còn là nội tướng của Trung tướng Phạm Hồng Cư (1926 - 2021), nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.

Nội tướng Đặng Thị Hạnh và Trung tướng Phạm Hồng Cư - ảnh: Thành Long. 

Năm 1956, tốt nghiệp Trường Đại học Văn khoa, bà về làm giáo viên trường cấp 3 Trưng Vương, sau đó bà đã gắn bó hàng chục năm với khoa Văn học trường Đại học Tổng hợp (nay là khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội). Năm 1992, bà được phong học hàm Phó Giáo sư, tiếp đó là danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
PGS.NGƯT Đặng Thị Hạnh là người có đóng góp lớn trong giảng dạy đại học và nghiên cứu văn học Phương Tây, đặc biệt là chuyên ngành Văn học Pháp, đã viết và dịch gần 20 cuốn sách và giáo trình, chủ yếu về văn học Phương Tây, văn học Pháp. Năm 2013, Chính phủ Pháp đã trao tặng PGS Đặng Thị Hạnh Huân chương Cành cọ hàn lâm.

Đại sứ Jean-Noël Poirier (thứ 4 từ phải sang) chúc mừng PGS Đặng Thị Hạnh (hàng trên, thứ 3 từ trái sang)  Huân chương Cành cọ hàn lâm (2013) - ảnh: Thành Long. 

Bà còn được công chúng yêu văn học biết đến với tác phẩm văn chương viết về gia đình với những biến động của lịch sử Việt Nam qua hồi ức “Cô bé nhìn mưa”. Hồi ức này được xuất bản lần đầu vào năm 2008, tái bản năm 2021 và được trao giải B Giải thưởng Sách quốc gia vào tháng 10/2022.

PGS.TS Phạm Quang Long nguyên Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội chia sẻ: “Tôi được học cô năm 1972, phần Lịch sử văn học Pháp, cụ thể là về V. Hugo. Nói cho công bằng, khi đó học ở nơi sơ tán, học không bao nhiêu nhưng ấn tượng về cô thì vô cùng sâu đậm: giản dị, quý phái về phong cách, siêu việt về trí tuệ, mẫu mực về sư phạm…”.

Trong ký ức của ông Long, khoa Văn học có 3 nữ giảng viên nổi tiếng giỏi về chuyên môn, đẹp về nhân cách là Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh và Hoàng Thị Châu. Đó là những giảng viên đại học mẫu mực về nghề và con người.

“Ở lại khoa, tôi hiểu các cô nhiều hơn. Các cô là những người thuộc tầng lớp tinh hoa đích thực. Chả cần phô ra những phẩm chất ấy mà cứ lặng lẽ sống, làm việc, như mình muốn và với tất cả những gì mình có, không theo thời, không “nhất thời hưng phấn” vì bất cứ điều gì”, PGS.TS Phạm Quang Long nhớ lại.

Lễ viếng PGS Đặng Thị Hạnh sẽ diễn ra từ 7h30 đến 8h30 ngày 29/5 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu lúc 9h. Lễ an táng được tổ chức cùng ngày tại Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên, xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

“Cô bé nhìn mưa” Đặng Thị Hạnh đã bay về trời./.

Ngày 17/3/1954, nghe xong tiếng loa binh vận, binh sĩ thuộc 2 đại đội của Tiểu đoàn Thái số 3 phòng thủ cứ điểm đồi Bản Kéo - quân Pháp gọi là Anne Marie - đồng loạt ra hàng. Không tốn 1 viên đạn, Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Phạm Hồng Sơn đã xóa sổ cứ điểm cuối cùng của Phân khu Bắc tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

3 phút

3 phút

Đây là trận đánh thứ hai của chiến dịch Điện Biên Phủ, diễn ra từ đêm 14/3 đến rạng sáng 15/3/1954. Cứ điểm đồi Độc Lập - người Pháp gọi là Gabrielle - nằm trên một quả đồi riêng rẽ không một bóng cây, dày đặc đường hào, ụ súng. Người Pháp gọi nó là "tàu phóng ngư lôi".

2 phút

2 phút

Him Lam - hay còn có tên Béatrice - là “cánh cổng thép” của quân viễn chinh Pháp án ngữ đường 41 từ Tuần Giáo vào Điện Biên. Với hầm sâu được đào, công sự kiên cố được lập, người Pháp cho rằng Him Lam là pháo đài bất khả xâm phạm.

3 phút

3 phút

Ba bà Nguyễn Thị Trường Thịnh, Hoàng Thị Uyển, bà vợ ông Nguyễn Văn Nhung, sống dưới thời Pháp thuộc đầu thế kỷ XX, bằng công việc từ thiện của mình, đã khiến Phủ Toàn quyền phải đưa tên vào cuốn “Hoàng gia và Chức sắc Đông Dương” (Souverains et notabilites d'Indochine) xuất bản năm 1943. Kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay, THQHVN xin giới thiệu chân dung 3 bà có tên và ảnh trong sách danh nhân Đông Dương (1943) với thông điệp: Người làm việc từ thiện hay việc nghĩa, ở thời nào cũng vậy, đều được xã hội trân trọng.

2 phút

2 phút

Bài viết đề xuất

hinh anh tac gia

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Phản hồi
Liên quan
Liên quan
Mới nhất
Báo cáo phản hồi này
0 trả lời
Ẩn trả lời
Trả lời
Báo cáo phản hồi này
0