Nỗ lực triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đạt kết quả cao nhất

Sáng 15/09, diễn ra cuộc họp Ban Chỉ đạo về triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau gần 8 tháng thực hiện Nghị quyết số 11, Chính phủ, các Bộ, cơ quan, địa phương đã ban hành 15/17 văn bản hướng dẫn và thực hiện giải ngân các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình tính đến ngày 25/8 đã đạt gần 56 nghìn tỷ đồng.

Về việc một số các chính sách hỗ trợ thuộc chương trình triển khai thực hiện không đạt yêu cầu đề ra. Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do trình tự, thủ tục xác nhận, giải ngân còn phức tạp. Còn có tâm lý e ngại công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. Thậm chí, thời gian, thủ tục xin ý kiến của các Bộ, ngành còn rất nhiêu kê.

Ông PHẠM NGỌC THƯỞNG, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Xin ý kiến các Bộ, ngành bây giờ các thủ tục với thời gian xin rất lâu. 3-4 văn bản, thậm chí sang đăng ký xin gặp lãnh đạo của Bộ đó rồi, 3-4 lần không được, mà chỉ xin 30 phút ngoài giờ thôi"

Không chỉ có vậy, một số quy định, thông tư hướng dẫn chưa được ban hành hoặc đã ban hành nhưng còn chồng chéo, khó triển khai.

Bà MAI THỊ THU VÂN, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:Bây giờ lại giao cho Bộ Tài Chính trình lại, Bộ Tài chính trình lại giao bổ sung dự toán thì lại phải lấy ý kiến Chính phủ vì NQ 11 là giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư rồi. lại thêm 2 cái quy trình nữa thì mới giao vốn được thì chắc là rất chậm …”

Phát Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng để một số các chính sách hỗ trợ thuộc chương trình triển khai thực hiện chưa được như kỳ vọng ngoài một số nguyên nhân khách quan thì vẫn còn có các nguyên nhân chủ quan.

Phó Thủ tướng LÊ MINH KHÁI: “Chúng ta vẫn chưa sát sao, chưa đôn đốc, chưa đeo bám, kể cả hiện nay phân bổ vốn đầu tư công của chương trình vẫn chưa đeo bám, chưa sát, cứ loay hoay mãi. Danh mục chi tiết cứ bàn lên bàn xuống, không có chốt, không dứt được và cũng không có lường trước được tất cả những khó khăn khi mà chúng ta đưa vào chương trình, thế rồi loay hoay phải trình lại”

Kết luận cuộc họp Phó Thủ tướng yêu cầu, từ nay tới cuối năm các bộ ngành liên quan đến chương trình, thành viên Ban Chỉ đạo, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải tiếp tục nỗ lực, nắm bắt tình hình, chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, để thực hiện các chương trình ở mức tối đa có thể, giao vốn sớm; đánh giá lại nội dung chương trình, những đề xuất nào không còn phù hợp với tình hình thực tế đề xuất phương án xử lý phù hợp.

Trần Tiến