Nhìn từ Hà Nội: Áp giá trần dầu Nga – nước cờ nhiều rủi ro

Vào ngày 5/12 vừa qua, việc áp giá trần đối với dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga là 60 USD/thùng hoặc thấp hơn giá thị trường 5% chính thức có hiệu lực sau khi Ủy ban châu Âu (EC) xác nhận các nước Liên minh châu Âu (EU) đã hoàn thành việc phê chuẩn bằng văn bản.

Tuy nhiên, những tính toán giữa hai bờ Đại Tây Dương và cách mà Nga ứng xử với biện pháp trừng phạt mới này có thể dẫn vấn đề phát triển theo hướng khác. Thậm chí, giới quan sát cho rằng, đây là “nước cờ” nhiều rủi ro, dẫn tới những hệ lụy có thể xảy ra với các nền kinh tế và đời sống người dân toàn cầu. 

Tại sao EU lại phải áp trần giá dầu Nga? Điều này mang lại lợi ích gì cho các nước EU và cả những rủi ro? Còn đối với nước Nga, bị áp giá trần dầu sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế nước này hay không, các biện pháp đối phó như thế nào?

Chúng tôi đã mời đến trường quay hôm nay chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới để cùng trao đổi về vấn đề này. Và trong chương trình chúng tôi cũng sẽ kết nối trực tiếp với tiến sĩ Irina Korgun - Giám đốc Trung tâm Chiến lược Nga tại Châu Á, Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga để lắng nghe những phân tích của bà Irina Korgun về vấn đề này. 

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi!

Kim Ngọc