Nhìn ra thế giới: Bảo tồn đa dạng sinh học - Việc không của riêng ai

Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) cảnh báo, kể từ năm 1970 đến nay, các quần thể động vật hoang dã trên thế giới đã giảm gần 70% do nạn chặt phá rừng và ô nhiễm đại dương. Dữ liệu được WWF công bố dựa trên việc khảo sát khoảng 32.000 quần thể động vật hoang dã.

Nạn chặt phá rừng, khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tình trạng ô nhiễm và biến đổi khí hậu là nguồn cơn dẫn đến việc số lượng các loài động vật hoang dã bị thu hẹp trên quy mô lớn. Nhiều năm nay, bảo tồn đa dạng sinh học trở thành một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. 

Tình trạng đa dạng sinh học bị suy thoái nghiêm trọng như hiện nay đặt ra yêu cầu cấp bách cho các quốc gia phải hành động một cách có trách nhiệm với vấn đề "không của riêng ai" này. Cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học nghiêm trọng hiện nay đòi hỏi mỗi quốc gia có những hành động khẩn cấp để bảo vệ thiên nhiên, qua đó bảo đảm sự chung sống hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo vệ môi trường sống và tương lai bền vững cho toàn nhân loại.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Quỳnh Hoa