Nhân rộng mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

Trên thế giới, mô hình chăm sóc sức khỏe phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã triển khai từ rất lâu.Tại Việt Nam, mô hình này cũng được hoàn thiện cơ bản trong giai đoạn 2016-2020, với nhiều kết quả đáng khích lệ. Từ đó, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu y tế dân số. Trong đó nhấn mạnh đến việc nhân rộng mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ra 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Cô Lâm Thị Ngà có người nhà bị liệt nửa người, gia đình đã đưa đến nhiều bệnh viện tuyến đầu để điều trị nhưng khó thuyên giảm. Sau khi được giới thiệu đến Bệnh viện Phục hồi chức năng, sức khỏe của bệnh nhân đã có những chuyển biến rõ rệt.

Vấn đề phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Bộ Y tế. Nhờ đó, công tác này ngày càng được nâng cao, không chỉ về vật lý trị liệu, mà cả ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, ở các tuyến từ trung ương đến địa phương.

Hiện Bộ Y tế cùng với các bộ, ngành đã và đang triển khai mô hình chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và thu được những kết quả nhất định. Từ đó tập trung chỉ đạo các địa phương nhân rộng mô hình trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phục hồi chức năng cho người khuyết tật ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn thách thức. Có thể kể đến nguồn lực hạn chế, nhất là tuyến cơ sở, hay việc nhiều chính sách còn chưa đồng bộ... do đó, cần có sự quan tâm của các bộ, ngành, cũng như của gia đình và chính bản thân người khuyết tật, giúp họ sớm được hội nhập vào cộng đồng.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Lê Hương